9 bước để thành công trong công việc mới

chungz1989

Because I say so
Hội viên mới
Mỗi tháng có hàng ngàn người tìm đến với các công việc mới. Từ người mới tốt nghiệp cho đến người có kinh nghiêm làm việc lâu năm, tất cả đều muốn tìm cho mình một cơ hội mới. Nhưng không ai dám đảm bảo rằng mình sẽ thành công.

Theo thống kê của Quỹ Bảo hộ Việc làm, có khoảng 1/4 nhân viên phải bỏ việc sau một năm đi làm và 1/2 số đó bỏ việc sau 18 tháng. Như vậy, để thành công trong công việc mới không phải là điều dễ dàng.

Những biểu hiển của bạn trong những ngày đầu rất quan trọng. Ấn tượng ban đầu ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công. Chuyên gia tư vấn việc làm cao cấp Ramon Greenwood đến từ website CommonSenseAtWork sẽ cung cấp 9 mẹo nhỏ trợ giúp đắc lực cho bạn:

1- Làm việc không ngừng nghỉ

Trong những tháng đầu, bạn nên làm việc không ngừng nghỉ, không nhờ vả và cắt ngắn công việc. Làm việc một cách chăm chỉ, có thể mang việc về nhà làm thêm vào ban đêm hoặc những ngày cuối tuần. Say mê làm việc là cách giúp bạn nhanh chóng bắt nhịp được với công việc mới.

2- Đến sớm và về muốn

Hãy đến cơ quan sớm hơn 30 phút trong một vài tháng đầu. Thông thường, sếp cũng sẽ đến sớm, vì thế đây là thời điểm tốt để bạn trao đổi công việc và làm quen với sếp mới.

Đến sớm sẽ thể hiển sự yêu thích công việc. Ngoài ra có thể hỏi thêm các thông tin về công việc và nhờ sếp hướng dẫn thêm.

Ngoài ra bạn cũng nên ở lại nửa tiếng sau giờ làm việc để có thể dọn dẹp văn phòng, thu thập tài liệu mang về nhà nghiên cứu vào buổi tối, đồng thời lên danh sách những việc sẽ làm vào ngày tiếp theo.

3- Đừng hy vọng chinh phục mọi người trong sáu tháng đầu

Mọi thứ đều cần có thời gian, và hiệu quả công việc sẽ chứng minh năng lực của bạn. Không nên tỏ ra mình là người xuất sắc và có thể vượt trội mọi người trong sáu tháng đầu. Hãy âm thầm làm công việc của mình.

4- Đừng ngại hỏi và tìm kiếm sự giúp đỡ
Hỏi và tìm kiếm sự giúp đỡ không phải là biểu hiện của sự yếu kém. Tìm kiếm sự trợ giúp một cách thông minh, thể hiện sự tự tin và niềm đam mê công việc là dấu hiệu của người có năng lực thực sự.

Hỏi sếp, hoặc bất kỳ người nào có thể giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm với bạn. Điều này không có gì là khó. Đặc biệt là hầu hết mọi người đều thích được hỏi xin ý kiến, lời khuyên.

5- Quan sát, tìm hiều mọi thứ

Tìm hiểu bộ máy tổ chức hoạt động của cơ quan. Điều này khác với việc bạn tìm đọc các tài liệu liên quan đến nơi bạn đang làm việc bởi vì không phải văn bản nào cũng đánh máy đầy đủ, rõ ràng về các hoạt động, đội ngũ cán bộ công nhân viên và vai trò của từng người. Bạn nên bỏ thời gian để quan sát, tìm hiểu về đồng nghiệp để hiểu, tiếp nhận, và có thể dung hòa với họ.

6- Không chia nhóm

Những người mới đến làm nên dung hoà với tất cả các mối quan hệ, không nên tụ tập thành từng nhóm nhỏ, chia bè phái, bàn tán, ngồi lê đôi mách về những người khác. Hành động ấy sẽ chia rẽ cục bộ, tạo ấn tượng xấu trong công việc.

7- Tôn trọng hệ thống cấp bậc

Một tổ chức luôn lớn và mạnh hơn bất kỳ một cá nhân nào. Một người mới bỡ ngỡ bước vào một môi trường mới không thể thay đổi những gì đã có từ trước. Bất cứ ai cũng đều có người lãnh đạo mình, vì thế phải nhận rõ và tôn trọng tất cả các mệnh lệnh của họ, đó là cách để bạn tồn tại lâu dài trong môi trường làm việc mới.

8- Hiểu rõ công việc

Phải hiểu rõ lĩnh vực hoạt động của cơ quan, nhiệm vụ của tổ chức, những gì nó làm, những giá trị nó đại diện. Và tìm hiểu phương thức làm việc.

9- Thích nghi với môi trường mới

Những người đi ngược lại với những quy định thì sẽ khiến cuốc sống của họ trở nên khó khăn, và rất khó thành công trong công việc. Vì thế phải học cách thích nghi với môi trường mới. Quan sát cách ăn mặc của mọi người trong cơ quan, giản dị hay sang trọng. Có bất cứ quy định nào về cách ăn mặc trong công ty hay không? Có thể những quy định này được đề ra trong văn bản, trong một cuộc họp, trong cuộc thảo luận trực tiếp nhưng cũng có thể chỉ là một cuộc gặp tình cờ trên đường phố.

Hy vọng những mẹo nhỏ trên đây sẽ giúp mọi người thành công trong công việc mới của mình




Theo careerknowhow
 
Ðề: 9 bước để thành công trong công việc mới

Thấy nhiều cái này ne:

10/ Hịnh nọt?
 
Ðề: 9 bước để thành công trong công việc mới

Trung bình trong đời một con người có 5 lần thay đổi công việc. Thông thường các thay đổi này đưa người ta đến những vị trí và công việc tốt hơn nhưng đôi khi người ta cũng mắc phải sai lầm trong việc lựa chọn công việc mà điều này thường mang lại những thất bại không đáng có. Khi điều này xảy ra người ta có thể phải bắt đầu công việc lại từ đầu hoặc tìm kiếm một công việc khác phù hợp hơn. Nếu bạn muốn thành công trong công việc đã lựa chọn hãy đừng để điều này xảy ra. Hãy vạch kế hoạch cho tương lai của mình và cố gắng thực hiện nó. Những gợi ý dưới đây có thể sẽ giúp bạn có được những ý tưởng để hoàn thành kế hoạch của mình.
1.Đứng trên vai những người khổng lồ.
Để thành công trong công việc bạn hãy “đứng trên vai những người khổng lồ”, tức là hãy tìm kiếm những chuyện gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn đang đảm nhận đề học hỏi kinh nghiệm làm việc cũng như những tri thức họ có được trong quá trình giải quyết công việc. Những chuyên gia đó có thể đang làm việc cùng bạn, cũng có thể họ đã về hưu, v.v.. nhưng quan trọng là họ có kinh nghiệm trong việc giải quyết các rắc rối, đối mặt với những thách thức mà những người mới vào nghề như bạn có thể gặp phải. Họ có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích, trả lời những thắc mắc mà lâu nay bạn vẫn đang nỗ lực tìm kiếm câu trả lời, đưa ra cho bạn những định hướng mà nhờ đó bạn có thể đạt được hiệu quả lớn nhất trong công việc của mình. Hãy nhớ rằng việc thiết lập quan hệ với những chuyên gia này sẽ mang đến cho bạn niềm vui, sự hứng thú trong công việc và đôi khi điều này sẽ mang lại cho bạn những bất ngờ thú vị.
2. Học tập đồng nghiệp
Việc học tập những đồng nghiệp có trình độ và kinh nghiệm là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong công việc của mình. Hãy chú ý quan sát cách làm việc để cố gắng nắm bắt và học tập theo những gì được coi là điểm mạnh của họ. Bạn có thể học tập cách sử dụng thời gian cho công việc, giải quyết các công việc đúng thời hạn theo yêu cầu nhiệm vụ của công ty như những người có kinh nghiệm trong công ty, điều này có thể mang đến cho bạn thành công nhất định trong những thành công chung của công ty cũng như mang lại cho bạn cảm tình của đồng nghiệp với tư cách là một nhân viên chăm chỉ, nhanh nhẹn. Điều này sẽ cho bạn thấy rằng ai muốn thành công trong công việc thì điều quan trọng đầu tiên là phải quan sát và hành động như những người có trình độ hơn mình.
3. Phát triển các kỹ năng.
Tham gia mọi công việc của công ty điều đó cũng có nghĩa là bạn cần phải tham gia các khóa đào tạo, các buổi seminar và những hoạt động nâng cao kỹ năng nghề nghiệp chuyên nghiệp khác. Bạn cũng nên cân nhắc đến việc đầu tư một khoản cho việc tham gia các khóa học nâng cao kỹ năng để trau dồi thêm tri thức và kinh nghiệm hoạt động. Càng tích lũy được nhiều tri thức bạn càng nắm bắt và điều khiển tốt hơn công việc của mình để trở thành một nhân viên năng động, sáng tạo. Điều này cũng sẽ giúp bạn lấp dần khoảng cách về trình độ và kinh nghiệm làm việc với các đồng nghiệp khác trong công ty.
4. Thiết lập kế hoạch theo chu kỳ 5 năm.
Khi có thời gian để kiểm nghiệm lại những mục đích nghề nghiệp bạn hãy lên kế hoạch cho 5 năm tiếp theo. Bạn thử suy nghĩ đến việc học nâng cao hoặc hoàn thành các khóa học với các chứng chỉ cần thiết? Tìm kiếm các cơ hội thăng tiến trong công việc hoặc chuyển hướng sang công việc khác? Hãy cố gắng đưa ra các giả định là lên kế hoạch chi tiết cho công việc của mình. Bạn có thể liệt kê các kế hoạch cần thực hiện và nhớ rằng các kế hoạch đó có thể được thực hiện hay không là nhờ vào sự nỗ lực của bản thân bạn. Các kế hoạch đó có thể sẽ khó khăn khi bạn thực thi chúng nhưng bạn sẽ không thể biết mình sẽ làm gì nếu bạn không có kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ.
5. Học cách quản lý thời gian và tiền bạc.
Cho dù bạn có ở đâu trên nấc thang danh vọng thì bạn cũng phải học cách quản lý những gì bạn có một cách khôn ngoan, hợp lý. Điều đơn giản đầu tiền là hay cố gắng tiết kiệm từ 5 đến 10% thu nhập hàng tháng của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải lưu ý rằng việc quản lý tốt tài sản bạn có sẽ đem lại cho bạn kinh nghiệm để quản lý những công việc của công ty cũng như khách hàng của bạn. Hãy làm tương tự với những dự định, những kế hoạch tương lai của bạn. Cố gắng đừng dựng lên quá nhiều kế hoạch, những hoạt động mà bạn ít có cơ hội để hoàn thành. Hãy cân bằng thời gian giữa công việc và nghỉ ngơi để có được cảm giác thoải mái trong cuộc sống.
Đừng để công việc của bạn trong tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, hãy tiến hành ngay khi có thể bằng cách nắm bắt và điều khiển chúng bằng những kinh nghiệm, những tri thức học hỏi và thu lượm được trong quá trình vươn tới sự hoàn hảo của một chuyên gia bạn nhé!
 
Ðề: 9 bước để thành công trong công việc mới

hi. những cái này đọc nghe hay quá. nhưng để áp dụng vào thực tế thì cũng khó đây.....
 
Ðề: 9 bước để thành công trong công việc mới

Bạn cần bình tĩnh, không được mất tinh thần nếu muốn được mọi người kính trọng, khâm phục và trao cho bạn những cơ hội thăng tiến hơn.

Công ty luôn đầy rẫy những việc không tên bất ngờ, những ngoắt ngéo khó lường, khiến môi trường làm việc vốn đã vô cùng căng thẳng lại càng thêm ngột ngạt. Những trở ngại khó đoán trước luôn tồn tại ở bất kỳ một văn phòng nào, bởi thế cách những rắc rối này được xử lý chính là sự phân biệt chính xác nhất giữa một người dạn dày kinh nghiệm với một người chỉ đang ở trình độ "học việc".

Đó là lý do tại sao, trong môi trường kinh doanh, một chuyên gia luôn phải tỏ rõ anh ta có thể kiểm soát được bất cứ tình huống nào, đặc biệt khi có khó khăn. Dù đang ở cùng đồng nghiệp, khách hàng hay cấp trên, bạn cũng cần làm chủ mọi vấn đề và mọi tình huống. Nói tóm lại bạn cần bình tĩnh, không được mất tinh thần nếu muốn được mọi người kính trọng và khâm phục, trao cho bạn những cơ hội thăng tiến lớn.

Sau đây là 5 phương pháp giúp bạn giải quyết vấn đề tốt nhất. Dĩ nhiên, giữ được cái đầu của mình luôn ở trên mặt nước là điều không dễ dàng chút nào, song đó là việc có thể làm được. Dù khó khăn lớn hay nhỏ, những “thủ thuật” sau đây cũng sẽ giúp bạn thực hành được “trình độ chuyên nghiệp" của mình, đảm bảo luôn khiến mọi người trong công ty phải trầm trồ thán phục.

Lường trước sự việc

Một doanh nhân vĩ đại luôn đi trước mọi người mấy bước. Anh ta phải nhìn ra những khó khăn tiềm ẩn, và có kế hoạch hành động. Một buổi giới thiệu quan trọng mà các thiết bị phục vụ lại có vấn đề, hoặc người cộng tác của bạn đến trễ. Đơn giản như thế thôi để ta thấy bất kỳ khi nào cuộc sống cũng có thể đưa ta đến những tình huống nan giải. Vì thế cần chắc chắn bạn đã kiểm tra tất cả các thiết bị nghe nhìn, đã có đầy đủ các bản thông báo, và đã sẵn sàng để có thể trình bày một mình. Trong trường hợp tồi tệ nhất, bạn phải có sẵn kế hoạch B để mọi việc vẫn tốt đẹp.

Mặt khác, đừng cho rằng kế hoạch của bạn đã thành công đến mức ông chủ hay khách hàng ngay lập tức sẽ bật đèn xanh cho bạn. Cần tính trước những gì người khác có thể chất vấn và nên chuẩn bị thông tin bổ sung để đáp ứng thắc mắc. Sự chuẩn bị sẽ thể hiện càng rõ mức độ điềm tĩnh trong bạn, tất nhiên bạn không muốn mình trông giống như một con cừu non ngay từ những dấu hiệu khó khăn đầu tiên chứ!

Hiểu rõ khó khăn

Biết tất cả những điểm mấu chốt nhất của công việc, đặc biệt khi bạn chính là người phụ trách, là điều rất quan trọng nếu bạn muốn duy trì bầu không khí thoải mái, nhẹ nhàng tại nơi làm việc.

Xử lý các rắc rối đòi hỏi bạn phải hiểu thấu đáo quan điểm của mỗi người trong nhóm và đánh giá tầm quan trọng của vấn đề, cuối cùng là lường trước hậu quả của quyết định mà bạn đưa ra. Hãy nhớ, điều hành tốt doanh nghiệp là nỗ lực của tất cả mọi người, vì thế nếu rắc rối, xung đột xảy ra thì hẳn là không phải do lỗi của một người. Cần có thời gian để điều tra, và đừng bị phân tâm vì những chuyện ngồi lê đôi mách hoặc những tin đồn.

Bằng cách nhìn nhận toàn bộ vấn đề, trong bất kỳ tình huống nào, bạn cũng sẽ tránh được những quyết định vội vàng, và thể hiện cho đồng nghiệp thấy rằng, dù bị áp lực, song bạn vẫn là một người lãnh đạo tuyệt vời và đáng kính.

Đừng để lộ tình cảm

Phản ứng đầu tiên của bạn trước một tai ương trong văn phòng có thể là mất tự chủ và bắt đầu la hét như một đứa trẻ. Ngoài sự vô lý ra, hành vi đó chỉ khiến mọi người cảm giác thêm e sợ và thiếu tự tin. Bởi thế, để có những cái "gật gù” đồng ý của mọi người, bạn cần xử sự bình tĩnh, logic và hợp lý để không làm những người xung quanh thêm hoảng sợ và lo lắng.

Nhân viên thường không muốn làm việc dưới quyền lãnh đạo của một người nào đó luôn có những lời nói, hành động kiểu ảo tưởng, xoa dịu căng thẳng. Họ cần một người có thể giữ bình tĩnh, sáng suốt và không bị nao núng tinh thần vì những việc rủi ro, không may xảy ra, một vị CEO nghiêm khắc và có bản lĩnh xử lý công việc. Bởi thế, tránh được những biến động trong tình cảm trước khó khăn sẽ giúp bạn minh họa rõ ràng hình ảnh của người đầu tàu "chuyên nghiệp” mà nhân viên cần.

Hãy nhớ, những người luôn giữ được trạng thái đúng mực và ổn định tâm tính trước áp lực và luôn tìm ra giải pháp dù đơn giản nhưng hiệu quả thường là những người leo lên chiếc thang lãnh đạo tập đoàn nhanh nhất.

Đề nghị giải pháp

Một cách để kiểm soát không khí nơi làm việc hiệu quả là luôn có giải pháp sẵn sàng cho bất kỳ một tình huống khó xử nào. Đó là yêu tố “cần” để lường trước khó khăn cũng như yếu tố biết cách xử lý vấn đề.

Nếu bạn có thể đưa ra những giải pháp logic ngay khi bạn được hỏi ý kiến, cấp trên sẽ lại tham khảo những vấn đề khác qua bạn. Chẳng hạn như, nếu bạn biết một khách hàng quan trọng nào đó sẽ đến, bạn hãy kiểm tra tất cả lịch trình bay trong ngày hôm ấy, hoặc cả những phương tiện giao thông khác, xem liệu họ có bị nhỡ giờ bay không.

Tương tự, theo dõi chặt chẽ ai đang tiến hành làm dự án nào, chuẩn bị sẵn sàng để đưa ra những lời gợi ý đẩy nhanh tiến độ công trình, năng suất hoặc chia sẻ trách nhiệm nếu họ bị quá tải, như thế sẽ đưa vị trí của bạn vào "tầm ngắm thiện chí" của Giám đốc.

Những kế hoạch hỗ trợ kịp thời sẽ tăng cường lòng tự tin của bạn trong công việc, cũng như đặt bạn vào “vị trí tiền tiêu” khi có cơ hội thăng tiến.

Không quản khó khăn

Thay vì xem khó khăn, thất bại như một đám mây đen phủ lên vận mệnh của mình, bạn hãy cố gắng biến chúng thành cơ hội vàng để thể hiện cho mọi người biết ai mới là người có khả năng làm việc tốt trong công ty.

Một số nhân viên thường trốn tránh trách nhiệm và hy vọng có ai đó “dọn sạch" hộ mình đống hỗn độn. Còn một số khác thì luôn cố gắng "chọc gậy bốn phương" để dò tìm giải pháp tích cực. Bạn hãy lựa chọn kiểu mẫu người thứ hai.

Những rắc rối trong công việc sẽ tạo động lực để bạn phát triển vượt trội hơn người khác. Khi bạn “ôm” lấy những thách thức đó, bạn sẽ được kích thích tinh thần để giải quyết sự việc thể hiện “bản lĩnh, kinh nghiệm chuyên nghiệp" của mình trước mọi người.

Luôn kiểm soát được những rắc rối hàng ngày trong công việc không những chỉ thể hiện phong cách lãnh đạo mạnh mẽ, cuốn hút của bạn, mà còn khiến đồng nghiệp kính trọng bạn, đấy là còn chưa kể danh tiếng tốt đẹp của bạn sẽ vang vọng đến các khách hàng tiềm năng. Quan trọng hơn, vị thế “làm chủ trái bóng” sẽ cho bạn lòng tự tin, động viên bạn "nhắm”, đến những kỳ vọng cao hơn trong sự nghiệp.

Ngoài ra, độc lập trong những tình huống khó khăn sẽ là một "cái loa phóng thanh” lan truyền tính chuyên nghiệp của bạn. Xử lý trở ngại bằng một biện pháp hợp lý không chỉ nằm trong lợi ích, tiêu chí của công ty mà còn trong chính tiêu chí sự nghiệp của riêng bạn.

Theo Nhà quản trị
 
Ðề: 9 bước để thành công trong công việc mới

- Nếu như bạn là người đã từng làm công việc này ở 1 cty khác thì bạn đừng nên tỏ ra mình là người quá rành về nó. Mà hãy có thái độ tích cự, học hòi kinh nghiệm của những người đang làm vệic tại đó.
Cố gắng tạo thiện cảm với những đồng nghiệp mới trong cty, nhất là đối với người sẽ hướng dẫn mình khi làm công việc mới !
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top