7 dấu hiệu rắc rối có thể đe doạ đến doanh nghiệp của bạn

cayman

Banned
Thành viên BQT
Hội viên mới
Liệu doanh nghiệp của bạn có hoạt động như bạn mong đợi không? Hãy xem xét 7 tình thế thử thách doanh nghiệp dưới đây để xác định xem liệu doanh nghiệp của bạn có cần đến một kế hoạch cứu nguy hay không.
Việc nhận thức nhiều hơn về hoạt động tài chính của công ty sẽ giúp bạn thấy được những xu hướng bởi vì chúng luôn tiến triển mà không đợi đến khi xảy ra khủng hoảng. Một số vấn đề khá gay gắt nó thường xảy ra bất thình lình và một số vấn đề thì thường lặp đi lặp lại chúng diễn ra trong nhiều năm liền và bạn phải học cách chung sống cùng với chúng. Dưới đây là 7 tình thế mà có thể bạn phải dựng biển báo nguy hiểm.

1- Ít hoặc hoàn toàn không có sự tăng trưởng về thu nhập:
Các công ty ở giai đoạn đầu thường trải qua những sự tăng trưởng thực bởi vì các khách hàng cảm thấy bạn cũng như thị trường của bạn rất nhiệt tình. Sau đó có một thời kì đi xuống khi mà sự tăng trưởng dường như chậm và dừng hẳn lại. Nó có thể hoạt động để tiêu phí quãng thời gian bằng phẳng ngắn ngủi đó trong khi bạn cho phép hệ thống doanh nghiệp của mình tăng lên để quản lí trữ lượng. Nhưng sau đó, bạn phải nhìn lại những cách trên con đường dẫn đến sự tăng trưởng.

Những lí do để không làm như vậy là có thể hiểu được. Bạn có thể làm việc từ 50-60 giờ một tuần chỉ để quản lí những gì bạn đã có và có rất ít thời gian để tìm kiếm thêm những khách hàng mới, thậm chí cả khi bạn nghĩ rằng mình có thể quản lí được doanh nghiệp của họ. Nhưng sự tăng trưởng là điều bắt buộc bởi vì thậm chí với mức độ lạm phát hợp lí, thì những khoản thu nhập không đổi thực ra chính là sự thiệt hại về thu nhập dưới dạng những đồng đô la thực tế. Và, như bạn biết đấy, những chi phí để hoạt động doanh nghiệp thì lại không bao giờ giảm xuống cả. Tiền thuê nhà, các ngành dịch vụ, và thậm chí là bưu phí thì lại luôn tăng lên. Và cả tiền lương, trong đó có cả tiền lương của chính bạn nữa. Bởi vì người lao động sẽ ngày càng trở nên có kinh nghiệm hơn, bạn sẽ muốn trả cho họ xứng đáng hơn với những gì mà họ đóng góp, vì vậy sự tăng lên cũng là điều dễ hiểu, cả về lợi ích cũng như là mức lương. Bạn có thể phải bổ sung thêm khoản bảo hiểm và thời gian nghỉ lễ truyền thống. Tất cả những điều đó đều đòi hỏi chi phí. Và bạn cũng cần phải thay thế hoặc tân trang máy móc nữa. Vậy một sự tăng trưởng không đổi có thể đem đến hiệu quả nào trong viễn cảnh nói trên? Nó sẽ hạ thấp lợi nhuận của bạn. Chi phí sẽ chiếm số phần trăm ngày càng lớn hơn trong khoản thu nhập của bạn và cuối cùng thì lợi nhuận sẽ ngày càng ít đi. Nó có thể tạo ra một sự hạn chế cho vay tiền mặt nghiêm trọng và đẩy khả năng thanh toán các khoản nợ của bạn cũng như khả năng mua hoặc sửa được những thiết bị cần thiết vào tình trạng nguy hiểm.

2-Sự suy giảm giá trị của số vốn cơ bản:
Những giai đoạn tăng trưởng không đổi về thu nhập có thể gây ra một luồng tiền mặt tiêu cực. Bạn cần một dòng chảy lợi nhuận vững chắc để có thể cho phép thanh toán tiền mặt cho những khoản dịch vụ nợ nần thiết yếu và cho phép đầu tư lại vào những công nghệ mới, thiết bị hoặc những dự án phát triển mới. Sau một khoảng thời gian khá ngắn, bạn sẽ thấy rằng mình ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Bạn sẽ không sinh ra được đủ lượng tiền mặt để cấp vốn cho bất kì một sự tăng trưởng có ý nghĩa nào và sự thiếu thốn về mặt lợi nhuận này cũng có thể cản trở việc bạn đi vay mượn để cấp vốn cho nó. Nếu bạn đã nắm được điểm này, thì bạn cũng có được một vài cơ hội như là những sự lựa chọn. Một điều là có thể bạn sẽ phải tìm kiếm những nhà đầu tư bên ngoài để có được sự cấp vốn, cho dù bạn có thể phải từ bỏ đi một ít quyền điều hành của mình để có được số vốn cần thiết. Một khả năng khác là bán rẻ tài sản để nâng lượng tiền mặt. Điều này có thể là một chiến lược nguy hiểm. Bạn không muốn bán đi thứ gì mà sau đấy bạn có thể cần đến. Việc bán đi hàng hoá tồn kho bán chậm với sự thua lỗ sẽ tác động tới lợi nhuận và cả khả năng thanh toán.

3. Sự hỏng hóc về máy móc đe doạ đến năng suất:
Việc không có được lượng tiền mặt chắc chắn sẽ không chỉ gây nguy hiểm đến sự tăng trưởng mà nó cũng sẽ ảnh hưởng đến các quá trình hoạt động hiện tại. Nếu thiết bị của bạn không hoạt động thích đáng, thì việc sản xuất của bạn có thể sẽ chậm hơn, hoặc chất lượng làm ra không như bạn mong đợi. Thêm vào đó, toàn bộ sự cố hỏng hóc sẽ làm ngừng quá trình sản xuất và làm cho người lao động ngồi chi trong khi chưa hoàn thành xong bất cứ một công việc nào. Điều này sẽ làm tăng thêm chi phí trực tiếp và giảm lợi nhuận của bạn thậm chí còn nhiều hơn thế.

4. Người lao động thiếu tinh thần làm việc:
Hãy quan sát những người lao động và đưa ra một sự suy xét kín đáo vào những gì bạn thấy được. Liệu họ có giận dữ không, có bị thất vọng không, có lúng túng không? Liệu họ có thiếu sự kiểm kê không, có làm việc với những máy móc dưới tiêu chuẩn hay không, hay có né tránh việc đe doạ những cú điện thoại hay không? Bạn có đang giao tiếp với họ hay không? Chắc chắn bạn hiểu được rằng có được những người lao động giỏi là một nhân tố đóng góp vào sự tăng trưởng và thành công của công việc kinh doanh của chính mình. Vì vậy thật là quan trọng khi (nếu) mà người lao động cảm thấy tiêu cực và điều đó sẽ gây ra một hậu quả trái ngược. Kết quả ngay lập tức chính là năng suất bị giảm mạnh. Những người không quan tâm sẽ cho thấy điều đó. Họ giảm bớt thời gian đi và thỉnh thoảng nghĩ tới những cách để hoàn thành nhiệm vụ sắp tới nhanh hơn hoặc hiệu quả hơn. Nếu như tiền lương “bị đóng băng” hoặc tiền thưởng thêm không có, thái độ của họ trở thành “Vậy mục đích là vì cái gì?”. Và công việc trở nên khắc nghiệt hơn bởi vì nhu cầu giao tiếp trở nên khẩn cấp hơn. Và bạn cũng nên nhớ rằng, những người lao động chính là bộ mặt chung của công ty. Nếu họ có sự kêu ca phàn nàn gì, thì đó chính là ni họ có thể phải bày điều đó. Tôi vẫn còn nhớ mãi chuyến bay trên hãng hàng không TWA, vào đúng giữa giai đoạn khó khăn nhất của hãng này. Bạn có thể nghe thấy tất cả những điều mà người lao động phàn nàn và bất mãn. Điều đó làm cho tôi một người đi máy bay khá thường xuyên cảm thấy bị áp lực và không thoải mái, đến nỗi phải tính đến chuyện tìm một hãng hàng không khác. Tôi không phải là người duy nhất, và sự tổn thất của doanh nghiệp còn gây thiệt hại lớn hơn nữa đối với một hãng hàng không suy yếu. Không hề có những lí do kinh doanh đơn thuần nào về việc quan tâm đến sự lo lắng của công nhân. Chỉ có những lí do mang tính con người và bạn muốn duy trì một cảm giác cộng đồng thân mật trong công ty của mình.
 
7 dấu hiệu rắc rối có thể đe doạ đến doanh nghiệp của bạn (cont.)

5. Những khoản thuế chưa trả:

Không có một chủ doanh nghiệp nào lại phô bày việc mình gặp phải rắc rối với người thu thuế. Phần lớn chúng ta đủ thông minh để biết rằng điều đó khổ sở đến thế nào. Nhưng nó có thể bắt đầu rất tình cờ và rồi tăng lên nhanh chóng. Nó thường bắt đầu với bảng lương riêng lẻ khi mà tiền không hoàn toàn sẵn có. Các séc thanh toán được phát ra với sự trông chờ rằng những thuế thu lại sẽ đủ khả năng để được trả ngay khi hách hàng bắt đầu thanh toán những hoá đơn còn tồn đọng. Nhưng cho đến khi nhận được những sự thanh toán này, thì còn những hoá đơn khác lại phải trả và bảng lương trả cho nhân viên sắp tới cũng đang đến gần. Trước khi bạn biết điều đó, thì các khoản thuế được nợ và tiền không ở chỗ đó. Hiện giờ bạn đang ở phạm vi nguy hiểm. Trước hết, một số lượng lớn các loại thuế có khả năng tập hợp lại vượt quá cả những chủ nợ thông thường. Chúng có thể tạo ra nhu cầu thanh toán, sắp xếp quyền thế chấp và thực hiện việc đánh thuế vào ngân hàng của bạn hoặc thậm chí vào khách hàng của bạn trong thời gian này. Họ là những người thu thuế có hiệu quả. Thứ hai, gánh nặng tài chính tăng lên rất nhanh, đặc biệt nếu như lượng tiền lãi chưa được tr lại không được sắp xếp. Đối với những thuế liên bang, có rất nhiều tiền phạt cho cả sự thua thiệt để sắp xếp lẫn sự thua thiệt để trả 5 % mỗi tháng. Như vậy cuối cùng, bạn sẽ không chỉ phải trả khoản thuế mà là cả thuế ban đầu cộng với tiền phạt và tiền lãi. Một điều cần xem xét khác chính là khả năng của nghĩa vụ pháp lí cá nhân. Nếu bạn là một giám đốc có trách nhiệm, là người đưa ra những quyết định tài chính, thì một sự định giá có thể tạo sự bất lợi cho bạn cũng như công ty của bạn. Rồi những hành động trưng thu sẽ nhằm vào tài sản của bạn. Và nếu tất cả những điều trên chưa đủ thúc đẩy, thì còn có vấn đề truy tố tội phạm. Điều này không chắc chắn với các khoản thuế đánh vào bảng lương, nhưng nó sẽ thường xuyên hơn đối với các thuế mua hàng. Điều đấy thường được buộc tội như là sự ăn trộm, bởi vì tiền thuộc về nhà nước chứ không phải là công ty bạn. Nếu bạn thấy rằng công ty mình thuộc lại rắc rối này, thì hãy tìm ngay một chuyên gia càng sớm càng tốt. Đây là một vấn đề mà bạn không thể bỏ qua được.

6. Sự thất bại hoặc chấm dứt đối với những khách hàng chủ yếu:

Phần lớn những doanh nghiệp mới đều được cảnh báo về việc trở nên phụ thuộc vào một hoặc kể cả vài khách hàng đơn lẻ. Điều này dễ về mặt lí thuyết nhưng thường khó khi thực hành. Khi một khách hàng cung cấp cho bạn nhiều công việc kinh doanh, thì thật là không dễ dàng gì để từ bỏ họ. Nếu như bạn ở trong một nghành kinh doanh mà chỉ có một vài người tham gia thuộc bất kì quy mô nào thì điều này có thể là thực tế.

Nếu như điều đó xảy ra và một trong những khách hàng chủ yếu cắt giảm các giao dịch tài chính, sắp xếp để có được sự cải tổ hoặc là sự chấm dứt, thì toàn bộ doanh nghiệp của bạn có thể bị huỷ hoại. Vì vậy, hãy chú ý đến những gì diễn ra trong ngành kinh doanh của bạn cũng như với các khách hàng của bạn. Nếu như việc thanh toán trở nên chậm hơn, cần phải có hành động cụ thể. Nếu như công ty đủ lớn, thì bên thanh toán không đàm phán với bên mua, vì vậy bạn sẽ không đánh mất doanh nghiệp của mình.

Dù thế nào đi nữa, nếu bạn không nhận được tiền thanh toán, thì chắc chắc bạn không muốn việc bán hàng. Tôi có một khách hàng là một nhà đấu thầu điện nhỏ, người cho phép công ty Fortune mua để tiến tới sau đó khách hàng của tôi sắp xếp sự phá sản. Hãy tối thiểu hoá sự phơi bày của bạn. Nếu các đơn đặt hàng giảm xuống, đừng chờ đợi cho đến khi nó dừng hẳn lại: Hãy ra ngoài và tìm kiếm một doanh nghiệp mới. Đồng thời, cần bắt kịp những đường dây liên lạc với các khách hàng của bạn. Đó là những thời điểm bạn buộc phải làm việc cật lực thậm chí chỉ để tồn tại.

7. Công nghệ mới tạo ra sức ép giá cả:


“Phong cảnh” nước Mĩ đầy rẫy những máy móc thiết bị gỉ sét, một vài trong số đó vẫn còn hoạt động từng phần. Khó có thể tin rằng chúng vẫn còn có hiệu quả. Những công việc trước kia được làm bởi công nhân thì bây giờ được thay thế bằng rôbốt. Việc lập kế hoạch sản xuất cũng được thực hiện bằng máy tính. Việc kiểm kê và vận chuyển thì được quản lí bởi các scanner.

Thời gian đem đến cho con người nhiều công nghệ mới: Nếu các công ty lâu năm hơn không có khả năng đứng vững, chắc chắn là chúng không thể cạnh tranh được. Những doanh nghiệp cần nhiều nhân công có thể phải tự giúp mình với các phương sách tiết kiệm lao động. Sức ép giá cả đến từ những công ty nội địa mà có khả năng làm như vậy, cùng với các hoạt động sử dụng nguồn lao động rẻ.

Việc ở lại trong một doanh nghiệp mà không có bất cứ lợi nhuận nào gần như chẳng có ý nghĩa gì cả. Đây không chỉ là những vấn đề nghiêm trọng mà một công ty có thể gặp phải. Tôi có thể viết một cuốn sách về những mối nguy hiểm của các công ty dot-com, sự lạm dụng vốn kinh doanh của họ và việc không sử dụng các mô hình doanh nghiệp. Không quan tâm đến một ý tưởng mới như thế nào và những người đã nghĩ ra nó thông minh thế nào, doanh nghiệp bây giờ và sẽ luôn luôn là khoản lợi tức vượt trội và khoản lợi nhuận được tạo ra. Điều này không phải là lí thuyết mà là thực tế và bạn phải có một luồng thu nhập. ý tưởng mới và tuyệt vời nhất có thể đến và đi nhưng cuối cùng, đó là một công việc khó khăn và những giao dịch tốt mà bảo đảm được tương lai của phần lớn các doanh nghiệp.

Trang Trần - Entreprener.com
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top