632 - 156

650600

New Member
Hội viên mới
Hic, em lại gặp rắc rối, anh chị giúp em với
em dùng phần mềm kế toán, khi kết chuyển giá vốn 632- 156 theo phương pháp tính giá trung bình. Nhưng cuối tháng vẫn bị dư có ở TK 156 một khoản 120,568vnd.
Hỏi kỹ thuật phần mềm thì họ nói em chỉnh giá mua (tăng 156 lên) vì khi tính giá trung bình nó bị lệch ở khâu chia. Nhưng lấy đâu ra chứng từ hoá đơn mà tăng cho 156? chẵng lẽ em tự bịa?

Giúp em với nhé!
thankssssss
 
Bạn dùng phần mềm j vậy. Mỗi khi bán hàng thì lập tức đã có bút toán Nợ TK632/Có TK 156 rồi mà. Do vậy cuối tháng đâu cần bút toán k/c 156-632. Mà TK 156 dư nợ thì đâu có vấn đề j. Chẳng lẽ trong kho của bạn lại kô còn một loại hàng hoá nào sao?
 
632-156, gửi Phongvan

Phongvan ui
mình dùng phần mềm 3S Accounting 7.0 của ITG. Vấn đề là trong T3 mình chỉ có từng đó mặt hàng, bán đi ko còn hàng nào trong kho nữa mà nó vẫn bị dư bên Có của 156. Đến cuối tháng mình vào bút toán tính giá trung bình. Vậy làm thế nào nhỉ?
 
Vậy cái đó là do lỗi của phần mềm rồi. Bởi khi chúng ta tính lại giá vốn thì pm phải tự động cập nhật lại giá vốn cho các nghiệp vụ xuất bán trong kỳ. Và như vậy sẽ kô xảy ra dư nợ 156 khi đã bán hết hàng. Giờ bạn phải k/c từ 156-632 phần còn dư. Hoặc là bảo bên phần mềm người ta điều chỉnh theo ý của bạn
 
632-156

hi, cảm ơn phongvan. Mình đã liên hệ với bên phần mềm nhưng họ nói mình cứ việc tăng thêm phần giá trị cho 156 đúng bằng phần dư đó. ---> đích thị xui dại. Nên mình không theo và đã làm như sau:
vào phiếu kế toán bút toán:
N156
Có 632

đúng bằng phần dư có 156 và giải trình là: phần chênh lệch do lỗi phần mềm.

okiee?
 
Sửa lần cuối:
uh, nhưng mình nghĩ là bạn nên điều vào giá vốn của một vài mặt hàng nào đó đã xuất trong kỳ, chứ không nên làm một phiếu kế toán khác rồi hạch toán Nợ 632/có 156 vì như vậy sẽ phải giải trình rất là mệt.
VD: Trong kỳ xuất bán sp A ngày 15/04/07: Nợ TK 632-SPA: 200.000
có TK 156- SPA: 200.000
giờ bạn đ/c lại: Nợ TK 632-SPA: 250.000
Có TK 156- SPA: 250.000
Bạn cứ điều chỉnh như vào một số mặt hàng như vậy cho đến khi nào hết số tiền bị dư ra. Như vậy sẽ đỡ mất công giải trình so với việc bạn làm thêm một chứng từ kế toán khác để k/c 156->632
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top