5 mối đe dọa nhấn chìm các doanh nghiệp

cayman

Banned
Thành viên BQT
Hội viên mới
Các công ty ngày nay đang phải đối mặt với nhiều mối đe doạ đối với sự sống còn của công ty. Sau đây xin được đề cập đến 5 mối đe doạ phổ biến nhất đang ngày một gia tăng và có tác động xấu tới sự phát triển của các doanh nghiệp: Sở hữu trí tuệ, Vấn đề trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm của công ty, Bạo lực nơi công sở, vấn đề liên quan đến hệ thống phân phối và kế hoạch bổ nhiệm người kế vị.

1. Sở hữu trí tuệ

“Để đề phòng mối đe doạ từ việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, các nhà lãnh đạo nên triệt để thực hiện theo phương châm tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm của riêng công ty mình đồng thời không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các công ty khác”.

Khi làm việc với các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp nên kiên quyết yêu cầu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình tại nước ngoài và phải có sự điều tra, tìm hiểu kỹ lưỡng về khách hàng trước khi thiết lập mối quan hệ làm ăn.

Khi đã trở thành nạn nhân của các vụ vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ, công ty sẽ gặp phải tổn thất về doanh thu cũng như phải tiêu tốn mọi nỗ lực, thời gian và tiền bạc để dàn xếp, kiện cáo các công ty vi phạm bản quyền. Nếu công ty ăn cắp bản quyền sản phẩm của các công ty khác thì công ty vẫn phải đối mặt với sự sụt giảm doanh thu khi bị lôi ra trước pháp luật, chưa kể phải trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2. Trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm

Trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm không bị khuyết tật, cũng như phải chịu các “trách nhiệm hậu bán hàng”. “Trách nhiệm hậu bán hàng” là trách nhiệm thông báo cho khách hàng khi công ty có sự nâng cấp hoặc phát hiện khuyết tật về sản phẩm dịch vụ đã bán ra thông qua việc thu hồi lại sản phẩm, bổ sung thêm thiết bị, bộ phận cho sản phẩm. Để làm được điều này đòi hỏi công ty phải có sự lưu trữ và lập cơ sở dữ liệu thông tin về các khách hàng.

Phương cách tốt nhất để tránh gặp phải rắc rối liên quan đến trách nhiệm pháp lý về sản phẩm là công ty phải tránh đưa các sản phẩm có khuyết tật ra thị trường. Một phương cách nữa cũng rất hữu ích là tuân thủ quy tắc: thiết kế- bảo vệ- cảnh báo. Nếu bạn có thể nhìn thấy trước được nguy cơ đối với sản phẩm, hãy đảm bảo rằng nguy cơ đó được loại trừ khỏi thiết kế sản phẩm; nếu không thể đảm bảo được điều này, hãy tìm ra biện pháp bảo vệ cho sản phẩm khỏi nguy cơ đó; khi không thể tìm ra biện pháp bảo vệ cho sản phẩm, hãy liệt kê các cảnh báo về nguy cơ đó trên sản phẩm.

3. Bạo lực công sở

Nguy cơ này đòi hỏi các giám đốc phải có biện pháp bảo vệ nhân viên và bảo vệ bản thân mình. Hãy chú ý đến 3 giai đoạn sau để có thể bảo vệ tốt nhất công ty và nhân viên của bạn, đó là giai đoạn tiền tuyển dụng, giai đoạn đã tuyển nhân viên vào làm và giai đoạn sa thải nhân viên.

Trong giai đoạn tiền tuyển dụng, các giám đốc cần kiểm tra tiểu sử của nhân viên một cách kỹ càng, cần tránh các nhân viên có tiền án tiền sự. Khi đã tuyển dụng nhân viên vào làm, công ty cần đặt ra các quy định, chính sách bạo lực. Chính sách bạo lực phải quy định rõ các hình phạt đối với bạo lực trong công ty, đặc biệt phải có quy định sa thải nhân viên nếu có biểu hiện vũ lực trong môi trường làm việc.

4. Các vấn đề liên quan đến chuỗi nhà cung cấp

“Chuỗi nhà cung cấp là sự phân phối sản phẩm từ nơi sản xuất của công ty tới tay người tiêu dùng cuối cùng và bất cứ một sự gián đoạn nào trong chuỗi nhà cung cấp này cũng khiến cho công ty gặp khó khăn.”

Để giải quyết vấn đề này các công ty thường cố gắng tăng lượng hàng tồn kho song đây không phải là một giải pháp duy nhất. Ngoài ra, công ty nên chú ý đến những sửa đổi trong các quy định hải quan để có thể luôn đáp ứng được các yêu cầu thủ tục hải quan và phải phát triển một mạng lưới phân phối khác để tránh bị lệ thuộc vào một chuỗi phân phối duy nhất.

5. Phải có kế hoạch bổ nhiệm người kế vị

Để đảm bảo sự phát triển liên tục, không gián đoạn, công ty phải luôn có kế hoạch bổ nhiệm người lãnh đạo kế vị bởi người lãnh đạo của công ty sẽ ra đi bất cứ lúc nào, có thể là do nghỉ hưu hoặc do tử nạn bất ngờ. Kế hoạch bổ nhiệm người kế vị này phải được viết bằng văn bản và phải được xem xét lại ít nhất 2 lần một năm thì kế hoạch mới chính xác, đồng thời theo sát được sự phát triển của công ty. Cũng cần lưu ý rằng kế hoạch bổ nhiệm không những phải chỉ ra những người sẽ thay thế các vị lãnh đạo cấp cao mà phải chỉ rõ những ai sẽ tiếp tục công việc của những vị lãnh đạo ở cấp trung và cấp thấp, thậm chí cả các kỹ sư, các nhân viên kỹ thuật chủ chốt trong công ty.

Nguyễn Thùy Trang (tamnhin.com)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top