4 lời khuyên kế toán dành cho các doanh nhân trẻ

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới

82% số doanh nghiệp thất bại là do quản lý tài chính quá yếu kém.

giai-the.jpg


Chuyên đề Kinh nghiệm Quản lý Tài chính - Kế toán - Thuế với sự cộng tác từ Chuyên gia tài chính kế toán Nguyễn Đương.

Bà Nguyễn Đương là chuyên gia tài chính kế toán, nhà sáng lập, giám đốc chuyên môn và cố vấn tài chính cấp cao của AAL. Bà hiện đã hơn 30 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính kế toán tại doanh nghiệp Việt Nam, hơn 6 năm làm cố vấn tài chính kế toán và thuế.

Chuyên đề sẽ là những bài viết chia sẻ kinh nghiệm quản lý tài chính, kế toán và thuế tại doanh nghiệp Việt Nam của chuyên gia Nguyễn Đương.

Mời quý độc giả đón đọc.

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Mỹ thì 82% số doanh nghiệp thất bại là do quản lý tài chính quá yếu kém. Một trong những lý do chính khiến chúng ta dấn thân vào con đường kinh doanh nhưng lại thường bị coi nhẹ, thậm chí bỏ qua cho đến khi nhiều vấn đề phát sinh ta mới chú ý đến chính là vấn đề tiền bạc trong công ty.
Tiền bạc chính là huyết mạch của công ty. Mặc dù tất cả chúng ta bước vào kinh doanh với niềm khao khát được làm những việc mình yêu thích và tạo ra sự khác biệt cho những người mà chúng ta phục vụ, thì tiền bạc vẫn là thứ không thể bỏ qua. Đây là vấn đề mà chúng ta luôn cần phải quản lý và quan tâm thích đáng để đạt được thành công.

Tôi từng gặp rất nhiều doanh nhân làm việc chăm chỉ và thu hút được rất nhiều khách hàng mang lại doanh số rất cao cho công ty. Nhưng vì không có ai chú trọng đến số sách kế toán, dẫn đến cuối năm nhìn lại thì chẳng nhận được bao nhiêu thậm chí bị lỗ. Họ không hiểu toàn bộ số tiền kiếm về lại đi đâu mất. Công việc kinh doanh vì thế mà cũng dần lụi bại. Nhưng điều này có thể tránh được nếu người chủ doanh nghiệp hiểu và quan tâm nhiều hơn đến quản lý tài chính và kế toán trong công ty mình.

Dưới đây là 4 lời khuyên kế toán cho các start-up trẻ khởi sự để có thể luôn kiểm soát được tiền bạc và tình hình tài chính của công ty dễ dàng nhất:

1. Tạo thói quen xem xét sổ sách kế toán

Mỗi buổi sáng cùng với việc check mail hay xem lại bản kiểm kê hàng hóa mỗi tuần, hãy tạo cho mình thói quen xem lại sổ sách kế toán định kỳ. Hãy cài đặt vào lịch làm việc của bạn với nội dung “ Kiểm tra sổ sách”. Tần suất kiểm tra tùy thuộc vào bạn, nhưng bạn nên dành ít nhất mỗi tháng một lần, hoặc nhiều hơn.

2. Tìm hiểu các biệt ngữ kế toán, thuế

Các thuật ngữ kế toán phức tạp đôi khi là trở ngại lớn nhất: Hệ thống tài khoản kế toán? Sổ cái? Tiền mặt với Tiền lũy kế? Những biệt ngữ kế toán không phải hiểu như thông thường, nếu chúng ta bỏ qua thì sẽ không thể nắm bắt được “ điểm số” của doanh nghiệp mình liệu chúng ta đang thắng hay thua, nó giống như người không biết đọc chữ vậy. Vì vậy, cần phải mất một thời gian để hiểu những điều cơ bản.

Các khóa đào tạo ngắn hạn, hiệp hội kế toán VNF hay các trang web chuyên về kế toán là những nơi tốt để bắt đầu tìm hiểu về kế toán và thuế. Còn nếu tốt hơn hãy tìm cho mình một chuyên gia kế toán để giúp bạn bất cứ khi nào gặp vướng mắc.

3. Tìm phần mềm kế toán phù hợp với bạn

Doanh nghiệp có thể tốn nhiều tiền để tuyển kế toán chuyên nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ tốn ít chi phí và thời gian hơn khi sử dụng phần mềm kế toán chuyên nghiệp.Nếu doanh nghiệp ban đầu nhỏ thì những phần mềm như Exel hay một vài phần mềm miễn phí là lựa chọn cũng khá hiệu quả.

Còn nếu doanh nghiệp bạn đã có doanh thu tính bằng tiền tỷ mỗi tháng mà nhu cầu của bạn hay di chuyển nhiều, mà thường xuyên dùng các thiết bị như Ipad thì các phần mềm kế toán điện toán đám mây như Fast hay Misa là lựa chọn hữu hiệu để bạn theo dõi bất cứ lúc nào.

4. Tìm những lời khuyên giá trị

Nếu bạn có đủ thời gian để tìm hiểu, bạn hoàn toàn có thể tự giải quyết các vấn đề kế toán của doanh nghiệp mình. Nhưng thực tế là, bạn phải điều hành một doanh nghiệp. Điều đó nghĩa là bạn phải nộp thuế hàng tháng, hàng quý – không chỉ hàng năm – cho nên luôn đòi hỏi các vấn đề về kế toán, thuế phải được giải quyết cấp bách.

Để nhận được sự trợ giúp, hãy tham gia vào các cộng đồng doanh nghiệp như: BNI, Vinasme, Hasmea…để được tư vấn. Những nhóm cộng đồng doanh nghiệp thường sẽ có một lịch trao đổi hoặc lớp học đặc biệt dành cho doanh nhân.

Ngoài ra có thể tham khảo những chủ doanh nghiệp cũ trước đây bạn làm việc hay những chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực như của bạn về những đầu mối họ thường tìm đến để tham khảo. Hoặc nếu có điều kiện, những kế toán có kinh nghiệm làm bán thời gian hoặc công ty dịch vụ kế toán chuyên nghiệp dành cho doanh nghiệp nhỏ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên có giá trị rất tốt.

Đặc biệt, khi phải làm việc với cơ quan thuế, họ sẽ biết cách để giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất.

Cuối cùng, tôi muốn nói rằng kế toán không thực sự đáng sợ như nhiều chủ doanh nghiệp vẫn nghĩ. Nếu bạn bắt đầu tìm hiểu ngay, sau này bạn sẽ không còn phải đau đầu về nó nữa. Và tất nhiên bạn luôn tự tin dù kế toán của bạn là ai và không phải lo sợ khi mỗi khi cơ quan thuế đến thăm hỏi mình.

Theo Tri Thức Trẻ
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top