315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
Thành viên BQT
Hội viên mới
Cty Sói năm nay phải lập BCTC 6 tháng.

Tại thời điểm 30/6/2009 có một khoản nợ vay ngân hàng trị giá 980.000.000.000

Lịch trả: đều đặn hàng tháng, mỗi tháng 1.000.000.000

Sói đang băng khoăn số dư 315 tại thời điểm 30/6 là bao nhiêu?!
6.000.000.000 hay là 12.000.000.000 ?!

Bác nào bít chỉ Sói với! :danhchetne::danhchetne:
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Sói giả vờ phải ko? nhưng cũng trả lời vì đã gửi đường link cho mình. Hi vọng là có câu trả lời đúng.

Vay ở thời điểm nào ? đã trả được bao nhiêu rồi? số dư bên có của tk 315 sẽ là tổng số tiền 980ty trừ đi số tiền đã trả. Nếu trả được 6 tháng rồi thì còn 980-6 =974 ty
đúng ko bà con hầy, lâu lắm ko hạch toán tk này, vì cty mình chưa vay ai, chỉ dùng vốn nội bộ của TCT
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Sói giả vờ phải ko? nhưng cũng trả lời vì đã gửi đường link cho mình. Hi vọng là có câu trả lời đúng.

Vay ở thời điểm nào ? đã trả được bao nhiêu rồi? số dư bên có của tk 315 sẽ là tổng số tiền 980ty trừ đi số tiền đã trả. Nếu trả được 6 tháng rồi thì còn 980-6 =974 ty
đúng ko bà con hầy, lâu lắm ko hạch toán tk này, vì cty mình chưa vay ai, chỉ dùng vốn nội bộ của TCT

Sai cơ bản! :bdance::bdance:
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

em thấy khoản tiền trên là khoản vay dài hạn chứ đâu phải khoản nợ dài hạn mà lại trích nợ dài hạn đến hạn trả là sao ạ?
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Cty Sói năm nay phải lập BCTC 6 tháng.

Tại thời điểm 30/6/2009 có một khoản nợ vay ngân hàng trị giá 980.000.000.000

Lịch trả: đều đặn hàng tháng, mỗi tháng 1.000.000.000

Sói đang băng khoăn số dư 315 tại thời điểm 30/6 là bao nhiêu?!
6.000.000.000 hay là 12.000.000.000 ?!

Bác nào bít chỉ Sói với! :danhchetne::danhchetne:

Nợ dài hạn đến hạn trả là khoản nợ mà theo hợp đồng phải trả trong kỳ nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa trả.
Đó là khoản tiền mà chủ nợ có quyền "xiết nợ" bất cứ lúc nào. Vì thế phải ghi nó vào khoản mục nợ ngắn hạn.

Như thế đến khi khóa sổ 30/6 phải xem lại Cty đã trả nợ đúng hạn hay không, khoản thất hứa là bao nhiêu để ghi N341/C315.

Lịch trả: đều đặn hàng tháng, mỗi tháng 1.000.000.000
Nếu chưa trả đồng nào thì 315 là 6 tỷ.
SDCK = SDDK + SPS tăng - SPS giảm.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

theo e thì nếu chưa trả sdtk315 là 6ty.nếu hàng tháng đã trả thì sdtk 315 là 1ty.
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Nợ dài hạn đến hạn trả là khoản nợ mà theo hợp đồng phải trả trong kỳ nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa trả.
Đó là khoản tiền mà chủ nợ có quyền "xiết nợ" bất cứ lúc nào. Vì thế phải ghi nó vào khoản mục nợ ngắn hạn.

Như thế đến khi khóa sổ 30/6 phải xem lại Cty đã trả nợ đúng hạn hay không, khoản thất hứa là bao nhiêu để ghi N341/C315.

Lịch trả: đều đặn hàng tháng, mỗi tháng 1.000.000.000
Nếu chưa trả đồng nào thì 315 là 6 tỷ.
SDCK = SDDK + SPS tăng - SPS giảm.

Sói thấy hình như bác đưa ra chưa đúng về thời gian.
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Nợ dài hạn đến hạn trả là các khoản nợ dài hạn đã đến hạn phải trả cho chủ nợ trong niên độ kế toán hiện hành.
Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch trả nợ dài hạn, xác định số nợ dài hạn đã đến hạn phải thanh toán trong niên độ kế toán tiếp theo và chuyển sang nợ dài hạn đến hạn trả.
theo mình hiểu thì cái phần màu đỏ ấy là tính cho cả năm tài chính, chứ không theo kỳ kế toán của doanh nghiệp.
do đó trong trường hợp của sói thì tui nghĩ cái khoản đó trên 315 phải là 12.000.000.000
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Sói thấy hình như bác đưa ra chưa đúng về thời gian.

Nợ dài hạn đến hạn trả là các khoản nợ dài hạn đã đến hạn phải trả cho chủ nợ trong niên độ kế toán hiện hành.
Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch trả nợ dài hạn, xác định số nợ dài hạn đã đến hạn phải thanh toán trong niên độ kế toán tiếp theo và chuyển sang nợ dài hạn đến hạn trả.
theo mình hiểu thì cái phần màu đỏ ấy là tính cho cả năm tài chính, chứ không theo kỳ kế toán của doanh nghiệp.
do đó trong trường hợp của sói thì tui nghĩ cái khoản đó trên 315 phải là 12.000.000.000

Chỗ màu tím: nếu theo lý luận đó thì tại sao người ta lại quan tâm đến chỉ duy nhất 1 năm sau?
Tại sao lại không phải là " xác định số nợ dài hạn đã đến hạn phải thanh toán trong 2 niên độ kế toán tiếp theo "?

Ngoài ra trong câu của Phuongthu còn có chữ "đã". "Đã" nhưng mà là của năm sau. Vậy nghĩa là sao? Là "đã" hay "sắp"?

Tên gọi TK không có chữ "đã" nhưng vẫn hiểu là "đã đến hạn".
Mà "đã đến hạn" thì nó thuộc về quá khứ rồi.
Vậy TK này nói về nợ dài hạn đã đến hạn trả nhưng chưa trả được theo tiến độ của những năm trước + năm hiện hành.
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Chỗ màu tím: nếu theo lý luận đó thì tại sao người ta lại quan tâm đến chỉ duy nhất 1 năm sau?
Tại sao lại không phải là " xác định số nợ dài hạn đã đến hạn phải thanh toán trong 2 niên độ kế toán tiếp theo "?

Ngoài ra trong câu của Phuongthu còn có chữ "đã". "Đã" nhưng mà là của năm sau. Vậy nghĩa là sao? Là "đã" hay "sắp"?

Tên gọi TK không có chữ "đã" nhưng vẫn hiểu là "đã đến hạn".
Mà "đã đến hạn" thì nó thuộc về quá khứ rồi.
Vậy TK này nói về nợ dài hạn đã đến hạn trả nhưng chưa trả được theo tiến độ của những năm trước + năm hiện hành.

tên tk là "nợ dài hạn đến hạn trả" tức là sắp tới đây dn phải trả khoản nợ đó.
tuy nhiên do không có tk "nợ quá hạn" cho nên bên nợ của tk 315 này cũng bao gồm cả các khoản nợ đến hạn trả trong niên độ nhưng dn chưa trả đc.
do đó, trường hợp của sói thì phần "nợ dài hạn đến hạn trả" phải được xác định ở cuối năm tài chính trước, và phải xác định là trong năm nay phải trả tất cả là 12.000.000.000
em đâu có nói sai gì đâu...T_T
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

tên tk là "nợ dài hạn đến hạn trả" tức là sắp tới đây dn phải trả khoản nợ đó.
tuy nhiên do không có tk "nợ quá hạn" cho nên bên nợ của tk 315 này cũng bao gồm cả các khoản nợ đến hạn trả trong niên độ nhưng dn chưa trả đc.
do đó, trường hợp của sói thì phần "nợ dài hạn đến hạn trả" phải được xác định ở cuối năm tài chính trước, và phải xác định là trong năm nay phải trả tất cả là 12.000.000.000
em đâu có nói sai gì đâu...T_T

Ack...
Tôi đã hỏi ở bài trước là: Tại sao "sắp đến hạn" lại chỉ giới hạn là 1 năm kế tiếp? Tại sao lại không phải là 2 hay 3 năm sắp đến?

Nếu theo suy diễn của Phuongthu thì tại sao TK315 không là 24 tỷ ?
Chỗ màu tím: chẳng lẽ chỉ tính 12 tỷ chứ không phải là "phải trả 980 tỷ" sao?
"Sắp tới đây", thì 12 năm tới cũng là "sắp tới đây" vậy.
Đời người như gió thoảng.
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Ack...
Tôi đã hỏi ở bài trước là: Tại sao "sắp đến hạn" lại chỉ giới hạn là 1 năm kế tiếp? Tại sao lại không phải là 2 hay 3 năm sắp đến?

Nếu theo suy diễn của Phuongthu thì tại sao TK315 không là 24 tỷ ?
Chỗ màu tím: chẳng lẽ chỉ tính 12 tỷ chứ không phải là "phải trả 980 tỷ" sao?
"Sắp tới đây", thì 12 năm tới cũng là "sắp tới đây" vậy.
Đời người như gió thoảng.

nhưng tới hai năm trở lên thì nó vẫn là nợ dài hạn đó thôi.
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

nhưng tới hai năm trở lên thì nó vẫn là nợ dài hạn đó thôi.

TSCĐ mà GTCL < 10tr hoặc thời gian sử dụng còn lại < 1 năm (dự kiến thanh lý ngay trong năm sau) => chuyển CCDC?

Câu trả lời của Phuongthu ở trên là khi phát sinh khoản nợ đó, nếu nó > 1 năm thì ghi vào nợ dài hạn.
Nhưng số dư nợ dài hạn vẫn là nợ dài hạn.
Số dư 242 thì vẫn là 242 (dù phần còn lại sẽ phân bổ hết trong năm kế sau)
TSCĐ đang sử dụng cũng thế.
Số dư 341 thì cứ để số dư, chuyển 315 làm gì.
Để như vậy cho người ta so sánh số đầu kỳ và số cuối kỳ.
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

bạn phải xác định tiền lãi rồi định khoản như sau:
nợ 315:số tiền phải trả trong tháng(1tr)
nợ 341:số tiền còn phải trả sau khi trả 1tr
nợ 635:tiền lãi
có 111,112.....
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

TSCĐ mà GTCL < 10tr hoặc thời gian sử dụng còn lại < 1 năm (dự kiến thanh lý ngay trong năm sau) => chuyển CCDC?

Câu trả lời của Phuongthu ở trên là khi phát sinh khoản nợ đó, nếu nó > 1 năm thì ghi vào nợ dài hạn.
Nhưng số dư nợ dài hạn vẫn là nợ dài hạn.
Số dư 242 thì vẫn là 242 (dù phần còn lại sẽ phân bổ hết trong năm kế sau)
TSCĐ đang sử dụng cũng thế.
Số dư 341 thì cứ để số dư, chuyển 315 làm gì.
Để như vậy cho người ta so sánh số đầu kỳ và số cuối kỳ.

giả sử như cái khoản nợ dài hạn đó doanh nghiệp sẽ chi trả vào ngày cuối cùng của hạn vay, thì chỉ chuyển sang 315 ở thời điểm cuối năm trước đó (theo kế hoạch trả nợ).
chuyển sang 315 để dn còn biết đường mà trả nợ vì nó liên quan đến uy tín, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp nữa (và còn rất nhiều vấn đề khác).\
mặt khác, khi chuyển thành nợ dài hạn đến hạn trả thì nó được coi là một khoản nợ ngắn hạn, nếu không phản ánh thì nó ảnh hưởng đến một số các chỉ tiêu tài chính, như là khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời... và một số chỉ tiêu khác.... có thể dẫn đến hiểu lầm cho những người đọc báo cáo tài chính....:thodai:
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

TSCĐ mà GTCL < 10tr hoặc thời gian sử dụng còn lại < 1 năm (dự kiến thanh lý ngay trong năm sau) => chuyển CCDC?

Câu trả lời của Phuongthu ở trên là khi phát sinh khoản nợ đó, nếu nó > 1 năm thì ghi vào nợ dài hạn.
Nhưng số dư nợ dài hạn vẫn là nợ dài hạn.
Số dư 242 thì vẫn là 242 (dù phần còn lại sẽ phân bổ hết trong năm kế sau)
TSCĐ đang sử dụng cũng thế.
Số dư 341 thì cứ để số dư, chuyển 315 làm gì.
Để như vậy cho người ta so sánh số đầu kỳ và số cuối kỳ.

Ý của pác muontennguoi là cứ để nó ở TK 341. Vậy TK 315 thì phản ánh cái gì ạ? Pác giải thích rõ hơn giúp em nha.
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, ở phần hướng dẫn hạch toán TK 341 không có hướng dẫn chuyển vay dài hạn thành nợ dài hạn đến hạn trả. Tuy nhiên theo tôi đó là một sai sót khi hướng dẫn hạch toán TK 341.

Có lẽ là người biên soạn hướng dẫn hạch toán TK 341 hiểu nhầm đoạn sau trong VAS 21:
48. Doanh nghiệp cần phải tiếp tục phân loại các khoản nợ chịu lãi dài hạn của mình vào loại nợ phải trả dài hạn, kể cả khi các khoản nợ này sẽ được thanh toán trong 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ, nếu:

a) Kỳ hạn thanh toán ban đầu là trên 12 tháng;

b) Doanh nghiệp có ý định tái tài trợ các khoản nợ này trên cơ sở dài hạn và đã được chấp nhận bằng văn bản về việc tái tài trợ hoặc hoãn kỳ hạn thanh toán trước ngày báo cáo tài chính được phép phát hành.

Chắc người soạn thảo không để ý đến đoạn b ở trên. Tuy nhiên nếu có hạch toán như vậy thì khi trình bày báo cáo tài chính thì vẫn phải trình bày phần vay dài hạn đến hạn trả trong vòng 12 tháng tới vào nợ ngắn hạn (đối với các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh ngắn) vì theo đoạn 44 của VAS 21:
44. Một khoản nợ phải trả được xếp vào loại nợ ngắn hạn, khi khoản nợ này:

a) Được dự kiến thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc

b) Được thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Như vậy theo các lập luận ở trên thì để thuận tiện cho việc hạch toán thì nên có bút toán kết chuyển từ 341 sang 315 trước khi lập báo cáo 6 tháng (nếu định kỳ báo cáo là 6 tháng thì 6 tháng kết chuyển một lần, số dư 315 là số nợ gốc phải thanh toán trong vòng 12 tháng tới). Tuy nhiên nếu không có bút toán kết chuyển đó thì khi trình bày báo cáo tài chính vẫn phải trình bày phần nợ dài hạn đến hạn trả (Current Maturities of Long-Term Debt)đối với khoản vay này trên báo cáo tài chính là 12.000.000.000.
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Chắc Hientn hiểu nhầm chứ không phải người soạn hướng dẫn TK341 hiểu nhầm đâu.

Ở đoạn 48 đã nói: nếu kỳ hạn ban đầu là trên 12 tháng thì ghi vào nợ dài hạn.

Khoản nợ này là 980 tỷ chứ không phải là 6 hay 12 tỷ. Không được cắt nó ra thành nhiều mảnh nhỏ.

Và vì thế cũng không áp dụng đoạn 44 vào cái khúc 12 tỷ phải trả vào năm tới như là 1 khoản nợ riêng biệt.
Nó vẫn phải được thể hiện như là cấu thành của nguồn vốn dài hạn của DN.

Thông thường nợ dài hạn đến hạn trả là khoản nợ mà bạn chưa trả cho NH như cam kết ban đầu và nó sẽ bị tính theo lãi suất tương đương với nợ ngắn hạn.
Như vậy về chứng từ chứng minh thì cũng rất dễ nhận biết: Khi NH tính thêm lãi suất quá hạn.
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

TK 315 có tác dụng là dùng để theo dõi và nhắc kế toán nhớ mà trả những khoản tiền vay, các khoản nợ dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán, và nó cấu thành chỉ tiêu nợ ngắn hạn của doanh nhiệp để phân tích cơ cấu nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Nếu để toàn bộ nợ dài hạn trên 341 sẽ k phản ánh đúng thực chất cơ cấu nợ ngắn hạn của DN.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Sai trầm trọng .
Làm sao mà lấy tổng số tiền vay - tiền đã trả mà ra được 315 chứ , hehe
Hình như Sói hỏi đùa hay sao ấy ? Em thấy nếu không có chi tiết hơn thì không thể tính được. Khoản vay từ bao giờ ? đã trả lần nào chưa ? Vì Sói nói là trả đều đặn từng tháng nên khoản vay phải được xác định là từ bao giờ? Không thì tính làm sao được?
Với lại Sói hỏi số dư 315? Vậy còn khoản vay nào của Cty không? nếu còn vài khoản vay dài hạn nữa thì tính làm sao ra số dư đây?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top