228/TCT-TNCN năm 2015 chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng chứng khoán

Simon

Member
Hội viên được tín nhiệm
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
--------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------


Số: 228/TCT-TNCN
V/v thuế TNCN đối với chuyển nhượng chứng khoán.

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2015


Kính gửi: Cục Thuế TP Đà Nẵng

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 4286/CT-KTTT1 ngày 04/10/2014 và Công văn số 4945/CT-KTT1 ngày 21/11/2014 của Cục Thuế TP Đà Nẵng về chính sách thuế TNCN đối với chuyển nhượng vốn của các cá nhân trong Công ty cổ phần Khách sạn Điện lực. Về việc này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 quy định:

“1. Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.

2. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.”

Tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật chứng khoán quy định:

“Điều 12. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm:

a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;”

Tại Điều 25 Luật Chứng khoán quy định:

“Điều 25. Công ty đại chúng

1. Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây:

a) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;

b) Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;

c) Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên.”

Tại Điểm 4 Khoản 2 Mục II Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/9/2008 hướng dẫn các khoản thu nhập chịu thuế:

“4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản tiền lãi nhận được từ việc chuyển nhượng vốn của cá nhân trong các trường hợp sau:

4.1. Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp trong các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần, các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.

4.2. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán.”

Tại Điểm 2, Khoản 2, Mục II, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“2. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn

2.1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và thuế suất.

2.1.1. Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập chịu thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn góp và các chi phí liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.



2.1.4. Cách tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (20%)

2.2. Đối với chuyển nhượng chứng khoán

Căn cứ tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là thu nhập tính thuế và thuế suất.



2.2.2. Thuế suất và cách tính thuế

a) Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.



Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20%

Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã đăng ký nộp thuế theo thuế suất 20% vẫn phải tạm nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần.

b) Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20% thì áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

Cách tính thuế phải nộp như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 0,1%

Tại Công văn số 12501/BTC-CST ngày 20/9/2010 của Bộ Tài chính về chính sách thuế đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phần trong các công ty cổ phần:

“1. Về việc phân biệt giữa chuyển nhượng chứng khoán và chuyển nhượng vốn đối với chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần:

- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng cổ phần trong các công ty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán là chuyển nhượng chứng khoán, áp dụng quy định về thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán.

- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng cổ phần trong các công ty cổ phần không thuộc trường hợp nêu trên áp dụng quy định về đối với hoạt động chuyển nhượng vốn.

Việc xác định công ty cổ phần là công ty đại chúng căn cứ vào Điều 25, 26 Luật Chứng khoán.”

Căn cứ các quy định nêu trên và hồ sơ kèm theo Công văn số 4945/CT-KTT1 của Cục Thuế TP Đà Nẵng, Tổng cục Thuế thống nhất với ý kiến xử lý của Cục thuế TP Đà Nẵng tại công văn số 4286/CT-KTTT1 nêu trên do tại thời điểm ông Ngô Việt Hải và ông Trương Công Sơn chuyển nhượng cổ phần ngày 21/6/2010, Công ty CP Khách sạn Điện lực có vốn điều lệ 9,6 tỷ đồng (theo Giấy CNĐKKD số 0400411050 ngày 09/11/2009); giao Cục Thuế TP Đà Nẵng căn cứ hồ sơ cụ thể và quy định của pháp luật về thuế TNCN để hướng dẫn thực hiện.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế TP Đà Nẵng được biết./.



Nơi nhận:- Như trên;
- Vụ Pháp chế (TCT);
- Website Tổng cục Thuế;
- Lưu: VT, TNCN(2b).


TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ QLT THU NHẬP CÁ NHÂN




Nguyễn Thị Hạnh


 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top