2 vấn đề mà người lao động cần biết khi bị ngừng việc

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp khó tránh khỏi những sự cố ngoài mong muốn buộc phải tạm ngừng hoạt động như: sự cố điện, nước; thiên tai, địch họa, dịch bệnh; máy móc, thiết bị hư hỏng; tai nạn lao động,… dẫn đến người lao động phải ngừng việc. Vậy khi người lao động bị ngừng việc thì người sử dụng lao động sẽ phải trả lương cho họ như thế nào? Và trong thời gian ngừng việc người lao động và người sử dụng lao động có phải tham gia các loại bảo hiểm hay không?

ngungviec.jpg

I. Tiền lương trong thời gian bị ngừng việc

Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lương cho người lao động trong thời gian bị ngừng việc theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động 2012; cụ thể như sau:


b2.PNG

b3.PNG

Các quy định pháp luật hiện hành không quy định chi tiết như thế nào là “lý do kinh tế” trong trường hợp ngừng việc. Do đó, người sử dụng lao động sẽ phải trả lương cho người lao động như trường hợp nguyên do ngừng việc là do lỗi của người sử dụng lao động nếu các bên không đồng thuận được về “lý do kinh tế”.

Trong trường hợp, người sử dụng lao động bắt buộc phải trả tiền lương cho người lao động khi người lao động bị ngừng việc mà không chi trả thì người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền lên tới 100.000.000 đồng, tuỳ vào số lượng người lao động bị vi phạm theo quy định tại Khoản 3, Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 10, Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

II. Trách nhiệm tham gia các loại bảo hiểm trong thời gian bị ngừng việc

Theo Khoản 8, Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì:

“Điều 42. Quản lý đối tượng

...

8. Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc."

Như vậy, trong thời gian bị ngừng việc, người sử dụng lao động và người lao động vẫn phải đóng các loại bảo hiểm theo mức tiền lương được trả trong thời gian ngừng việc, trong đó tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương thoả thuận trước khi ngừng việc.

Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật Lao động 2012;

- Nghị định 05/2015/NĐ-CP;

- Nghị định 95/2013/NĐ-CP;

- Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.


 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top