14 khoản không đóng BHXH từ ngày 01/01/2018

Nguyen Thi Ly Na

Member
Hội viên mới
14 khoản không đóng BHXH từ ngày 01/01/2018 là những khoản nào? Bài viết dưới đây là một vài chia sẻ để chúng ta có hướng xử lý chi phí sao cho hợp lý và có lợi cho người lao động nhất.

bhxh.png

1. 14 khoản không đóng BHXH từ ngày 01/01/2018


Căn cứ vào Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội; Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Từ ngày 01/01/2018, thêm nhiều khoản tính đóng BHXH bắt buộc; tuy nhiên, 14 khoản chế độ và phúc lợi sau sẽ không đóng BHXH bắt buộc (hiện hành không đóng BHXH và sau ngày 01/01/2018 cũng không tính đóng):

1. Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động 2012

2. Tiền thưởng sáng kiến

3. Tiền ăn giữa ca

4. Tiền hỗ trợ xăng xe

5. Tiền hỗ trợ điện thoại

6. Tiền hỗ trợ đi lại

7. Tiền hỗ trợ nhà ở

8. Tiền hỗ trợ giữ trẻ

9. Tiền hỗ trợ nuôi con trẻ

10. Tiền hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết

11. Tiền hỗ trợ khi người lao động khi người thân kết hôn

12. Tiền hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động

13. Tiền hỗ trợ cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

14. Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 điều 4 Nghị định 05/2015/NĐ-CP


2. Thêm nhiều khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc từ 01/01/2018
Ngoài những khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc theo quy định hiện hành, kể từ ngày 01/01/2018, bổ sung thêm nhiều khoản thu nhập của người lao động làm cơ sở tính đóng BHXH bắt buộc.

Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Khoản 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH 2014 về BHXH bắt buộc.

Cụ thể, các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH (đính kèm bên dưới) hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

KẾT LUẬN

Kể từ ngày 01/01/2018, các khoản thu nhập của người lao động TÍNH ĐÓNG BHXH bắt buộc bao gồm: Tiền lương; phụ cấp (phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút; và các phụ cấp có tính chất tương tự) và các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Theo ************.com
 

Đính kèm

  • Thông-tư-47-2015.TT-BLDTBXH.rar
    27.9 KB · Lượt xem: 107
"Căn cứ Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Công văn số 1734/BHXH-QLT ngày 16/8/2017 của BHXH Thành phố về việc hướng dẫn thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT quy định đối với người lao động áp dụng tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng của người lao động, bao gồm: Mức lương ghi trong hợp đồng lao động; Phụ cấp lương: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự; Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thực hiện từ 1/1/2018.

Thực hiện theo quy định trên, phụ cấp hiệu quả công việc nếu trên hợp đồng có thỏa thuận xác định cụ thể mức tiền và được trả thường xuyên thì thuộc khoản phải đóng BHXH từ ngày 1/1/2018."
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top