12 điều bạn cần biết về Báo cáo tài chính

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Sự đa dạng của báo cáo tài chính đòi hỏi chúng ta phải làm quen với một số đặc điểm chung của báo cáo tài chính trước khi tập trung vào tình hình tài chính riêng của doanh nghiệp.Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn thấy những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp và cách thức sử dụng những thông tin này để đem lại lợi thế cho bạn.

Phương pháp làm việc với các con số trong báo cáo tài chính của công ty là một kỹ năng cần thiết cho các nhà đầu tư chứng khoán. Việc giải thích ý nghĩa và phân tích bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ để thấy rõ chất lượng đầu tư của công ty là cơ sở cho những lựa chọn đầu tư thông minh.

1592194465885.png

1. Báo cáo tài chính là tài liệu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh.

Có hàng triệu nhà đầu tư cá nhân trên toàn thế giới.Trong khi phần lớn các nhà đầu tư đã lựa chọn các quỹ tương hỗ như một phương tiện hỗ trợ cho hoạt động đầu tư của họ, thì một tỷ lệ rất lớn của các nhà đầu tư cá nhân cũng đang đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu.Hoạt động đầu tư thận trọng đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm các công ty có giá trị với bảng cân đối kế toán mạnh mẽ, thu nhập vững chắc và dòng tiền dương.

Cho dù bạn tự mình làm hay dựa vào sự hướng dẫn từ một chuyên gia đầu tư, học các kỹ năng phân tích báo cáo tài chính cơ bản nhất định có thể rất hữu ích – Kỹ năng này chắc chắn không phải chỉ dành cho các chuyên gia. Hơn 30 năm trước, doanh nhân Robert Follet đã viết một cuốn sách có tựa đề "Làm thế nào để giữ điểm trong kinh doanh" (1987). Ý tưởng cơ bản của ông dòng tiền sẽ giúp bạn giữ điểm trong kinh doanh, và nơi phản ánh dòng tiền chính là một báo cáo tài chính. Ông nhận ra rằng rất nhiều người không hiểu việc giữ điểm trong kinh doanh. Họ nhầm lẫn về lợi nhuận, tài sản, dòng tiền và lợi tức đầu tư."

Ngày nay, một bộ phận lớn các nhà đầu tư cũng mắc phải lỗi tương tự, đặc biệt là khi nói đến việc xác định giá trị đầu tư trong báo cáo tài chính. Nhưng đừng để điều này đe dọa bạn, nó có thể được thực hiện. Như Michael C.Thomsett nói trong "Hãy làm chủ phân tích cơ bản" (1998):
“Không có bí mật nào là bí mật lớn nhất của Wall Street - và của bất kỳ ngành công nghiệp chuyên biệt nào. Thế giới tài chính tuy nhỏ bé nhưng rất phức tạp mà nên bạn không thể nắm bắt nó. Các nguyên tắc cơ bản - như hàm ý trong tên của nó - là cơ bản và tương đối đơn giản. Yếu tố duy nhất làm phức tạp thông tin tài chính là các thuật ngữ, các phân tích thống kê và công thức phức tạp, nhưng không truyền tải tốt thông tin bằng một cuộc trò chuyện thẳng thắn. "

2. Những thông tin được sử dụng trong báo cáo tài chính

Đối với mục đích phân tích đầu tư, các báo cáo tài chính thường được sử dụng gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các báo cáo về vốn chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại, hiếm khi được trình bày, chứa đựng những điều cần biết nhưng không quan trọng về mặt thông tin, và không được sử dụng bởi các nhà phân tích tài chính.Tôi cần cảnh báo với bạn rằng: có nhiều nhà đầu tư đại chúng thường có xu hướng chỉ tập trung vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán, và loại bỏ việc xem xét báo cáo lưu chuyển tiền tệ, xem nó là không quan trọng. Đó là một sai lầm, và bây giờ, bạn nên lưu ý và ghi nhớ rằng báo cáo lưu chuyển tiền tệ chứa đựng những dữ liệu phân tích quan trọng.

3. Khám phá bí ẩn đằng sau những con số

Các con số trong báo cáo tài chính của một công ty phản ánh những sự kiện xảy ra trong thế giới thực. Những con số và các tỷ lệ/chỉ số tài chính được tính nhằm phục vụ cho việc phân tích đầu tư sẽ dễ hiểu hơn nếu bạn có thể hình dung sự kiện thực tế nằm dưới những thông tin định lượng cơ bản này. Ví dụ, trước khi bạn bắt đầu nghiền ngẫm những con số, bạn phải có có một sự hiểu biết về những gì công ty làm, sản phẩm và các dịch vụ của công ty đó, và các ngành công nghiệp mà công ty đó hoạt động.

4. Sự đa dạng của báo cáo tài chính

Đừng nghĩ rằng báo cáo tài chính chỉ có một khuôn mẫu duy nhất.Nhiều bài viết và sách về phân tích báo cáo tài chính đều sử dụng cùng 1 phương pháp tiếp cận cho nhiều loại báo cáo tài chính (one-size-fits-all). Các nhà đầu tư ít kinh nghiệm sẽ bỏ đi ngay khi nghe một bài trình bày về các khoản nằm ngoài xu hướng chính hay cái gọi là công ty điển hình. Đơn giản chỉ cần nhớ rằng sự đa dạng trong bản chất hoạt động kinh doanh sẽ dẫn đến sự đa dạng trong các bài trình bày báo cáo tài chính. Điều này đặc biệt đúng với bảng cân đối kế toán, còn đối với báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì chúng ít nhạy cảm hơn với hiện tượng này.

5. Thách thức trong việc hiểu các thuật ngữ tài chính

Việc thiếu các tiêu chuẩn đánh giá thuật ngữ báo cáo tài chính gây ra rắc rối trong việc tìm hiểu các khoản mục trong báo cáo tài chính.Điều này có thể gây nhầm lẫn cho các nhà đầu tư mới bắt đầu.Thật khó để hi vọng rằng mọi thứ liên quan đến vấn đề này sẽ thay đổi trong tương lai gần, nhưng một từ điển tài chính tốt hiện tại có thể giúp ích đáng kể.

6. Kế toán là một nghệ thuật, không phải là một bộ môn khoa học

Việc trình bày tình hình tài chính trong báo cáo tài chính của công ty bị ảnh hưởng bởi các ý kiến và đánh giá của Ban quản lý.Trường hợp tốt nhất là Ban quản lý phải cực kì trung thực và ngay thẳng, trong khi kiểm toán viên bên ngoài được đòi hỏi khắc khe, nghiêm chỉnh và kiên quyết. Dù vậy, sự thiếu chính xác vốn có thể đã được tìm thấy trong quá trình tính toán, điều này muốn nhắc nhở rằng các nhà đầu tư thận trọng nên có một phương pháp tìm hiểu và đánh giá các phân tích báo cáo tài chính.

7. Hai nguyên tắc kế toán chính

Những nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến (GAAP) được sử dụng để chuẩn bị cho việc lập báo cáo tài chính. Tổng số các khái niệm và giả định kế toán là rất lớn. Đối với các nhà đầu tư, việc am hiểu ít nhất hai trong số các nguyên tắc này - giá gốc và kế toán phát sinh - là đặc biệt quan trọng.Theo GAAP, tài sản được định giá từ giá mua (giá gốc), có thể khác đáng kể so với giá trị trường hiện tại của chúng. Doanh thu được ghi nhận khi hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp và chi phí được ghi nhận khi phát sinh. Nói chung, dòng tiền này không khớp với ghi nhận và giải ngân tiền mặt thực tế, đó là lý do tại sao dòng tiền trở nên rất quan trọng.

8. Thông tin báo cáo phi tài chính

Thông tin về tình hình nền kinh tế, ngành công nghiệp, cân nhắc cạnh tranh, các tác nhân thị trường, thay đổi công nghệ, chất lượng quản lý và lực lượng lao động không được trực tiếp phản ánh trong báo cáo tài chính của công ty. Các nhà đầu tư cần phải nhận ra rằng những hiểu biết sâu sắc về báo cáo tài chính mặc dù quan trọng nhưng nó chỉ là một mảnh nhỏ trong một lượng lớn các thông tin đầu tư hỗn tạp.

9. Các tỷ lệ và chỉ số tài chính

Những con số xác thực trong báo cáo tài chính không mang lại nhiều giá trị cho viêc phân tích đầu tư, mà phải chuyển đổi những con số này thành các mối liên hệ có ý nghĩa để đánh giá hiệu quả tài chính và tình trạng của công ty. Các tỷ lệ và chỉ số kết quả cần được xem xét trong thời gian dài để phản ánh xu hướng.Một lần nữa, hãy cẩn thận của hội chứng “one-size-fits-all (một cỡ vừa cho tất cả)”. Việc đánh giá các chỉ số tài chính có thể khác nhau đáng kể bởi lĩnh vực công nghiệp, quy mô công ty và giai đoạn phát triển.

10. Thuyết minh báo cáo tài chính

Thật là khó khăn để thuyết minh rõ ràng những con số trong báo cáo tài chính theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Các nhà phân tích chuyên nghiệp đều nhất trí đồng ý rằng việc hiểu thấu đáo bảng thuyết minh báo cáo tài chính là cần thiết để đánh giá đúng tình hình tài chính và hiệu quả của công ty.Theo như ghi nhận của kiểm toán viên về báo cáo tài chính "các thuyết minh đính kèm là một phần không thể thiếu trong các báo cáo tài chính". Những ghi nhận này được dẫn giải một cách nghiêm túc.

11. Báo cáo của Kiểm toán viên

Các nhà đầu tư thận trọng chỉ nên xem xét đầu tư vào các công ty có báo cáo tài chính đã được kiểm toán, đây là điều kiện tất yếu đối với tất cả các công ty giao dịch công khai. Trước khi đào sâu vào tình hình tài chính của công ty, điều đầu tiên phải làm là đọc báo cáo kiểm toán.Những lời nhận xét tiêu chuẩn của kiểm toán viên có thể là tốt hoặc xấu, và trong trường hợp xấu, có thể bạn sẽ không muốn tiếp tục quá trình xem xét đầu tư.

12. Báo cáo tài chính hợp nhất


Thông thường từ "hợp nhất" xuất hiện trong tiêu đề của báo cáo tài chính, chẳng hạn như trong bảng cân đối kế toán hợp nhất. Hợp nhất của công ty mẹ và những công ty con thuộc sở hữu của nó (quyền sở hữu hơn 50%), có nghĩa là các hoạt động kết hợp các thực thể pháp lý riêng biệt được thể hiện như một đơn vị kinh tế. Giả định ở đây là sự hợp nhất đó giống như một thực thể và sự hợp nhất này có nhiều ý nghĩa hơn so với báo cáo riêng biệt cho các thực thể khác nhau.

Kết luận

Những quan điểm về báo cáo tài chính được cung cấp một cách khái quát trong bài viết này nhằm cung cấp cho độc giả một bức tranh lớn về cách phân tích tình hình hoạt động của một công ty dựa trên báo cáo tài chính. Sau khi cân nhắc kĩ càng, các nhà đầu tư sẽ chuẩn bị tốt hơn để có thể nguyên cứu, phân tích báo cáo tài chính một cách chi tiết, và sáng suốt hơn về chất lượng đầu tư được phản ánh trong báo cáo tài chính của công ty.

Nguồn: Sưu tầm
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top