Bắt buộc phải có định mức bạn nhé. Tuy nhiên, do yếu tố làm theo đơn hàng nên định mức sản phẩm của mỗi đơn hàng có thể khác nhau thì theo đặt hàng. Do vậy, nếu bên bạn có phòng kỹ thuật đưa ra định mức thì bạn nên hỏi, còn nếu không có mà kế toán phải tự tính thì chỉ có thể tự ước lượng thôi...
Cái này thì theo mình bạn nên phân bổ theo giá. cái nào giá gia công cao thì phân bổ nhiều và ngược lại
Vẫn phải tính vào cuối tháng chứ bạn: vì cuối tháng bạn mới xác định được chi phí mực, khấu hao...
cái này đúng là khó ở phần dở dang. dở dang theo từng loại chi phí. Nguyên vật liệu dở dang bao nhiêu, nhân công, chi phí chung bao nhiêu % hay ko có dở dang hai loại chi phí này?
Bên bạn làm dịch vụ gia công in thì bên bạn tự bỏ giấy, vải hay bên thuê gia công chuyển cho bạn!
Cái này rất khó để đưa ra định mức vì NVL chính là mực. Đúng là chỉ tập hợp được chung, nhưng phải phân bổ để vào giá thành gia công sản phẩm
Bên bạn là đơn vị nhận gia công may, chi phí NVL là do bên thuê gia công chuyển cho bên bạn nên bạn chỉ theo dõi kho (số lượng) hàng ký gửi gia công chứ không theo dõi giá. Bạn vẫn phải hạch toán qua 155 và giá thành được cấu thành từ chi phí nhân công và chi phí chung
Cái này thì bạn phải tách 154 thành 2 tiểu khoản. 1541 cho thi công, 1542 cho sx tôn.
Thi công sơn: Chi phí cho thi công (152, 111, 112, 334...)-> 1541->632
SX tôn: Chi phí sx(152, 334, 111...)->1542->155
Còn về mảng thứ 3 thì là thương mại rồi
Cái này bên bạn phải đưa ra định mức theo từng sản phẩm trong đơn đặt hàng. Chi phí NVl thì bạn phân bổ theo định mức, chi phí nhân công và chi phí chung thì bạn phân bổ theo NVL thực tế!
cùng 1 lúc có nhiều dự án, nhiều công trình cũng là bình thường của nghành này. Thậm trí mỗi dự án được tách ra thành nhiều hạng mục, gói thầu khác nhau