Một số điểm dễ gây nhầm lẫn về thuế cần lưu ý

Son.Tran

Member
Hội viên mới
1. Công văn 65143/CT-TTHT ngày 2/10/2017 của Cục thuế TP Hà Nội gửi Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam giải đáp một số vướng mắc về chính sách thuế.

Ngày 2 tháng 10 năm 2017, Cục thuế TP Hà Nội ban hành Công văn 65143/CT-TTHT giải đáp một số vướng mắc của các doanh nghiệp thuộc hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản. Theo đó, có một số hướng dẫn đáng lưu ý như sau:

  • Xử lý thuế đối với khoản chi phí dịch vụ kê khai, tính thuế TNCN do Công ty chi trả cho chuyên gia nước ngoài làm việc tại công ty:

Về thuế TNDN: được tính vào chi phí hợp lý tính thuế TNDN của công ty nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC và được nêu cụ thể trong hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản giữa hai bên.
Về thuế TNCN: thuộc đối tượng chịu thuế TNCN theo quy định.

  • Trường hợp công ty tại Việt Nam có nhân viên người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam, khi hết thời hạn luân chuyển theo yêu cầu của công ty mẹ, cá nhân này đã quyết toán và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế TNCN tại Việt Nam và về nước. Tuy nhiên sau đó phát sinh các chi phí tiền thưởng của cá nhân này cho giai đoạn làm việc tại Việt Nam (hóa đơn do phía công ty mẹ gửi sang để yêu cầu thanh toán) và công ty tại Việt Nam phải chi trả cho các khoản thưởng này. Theo đó, các khoản thu nhập mà công ty tại Việt Nam trả cho nhân viên này sau khi đã rời khỏi Việt Nam thuộc đối tượng chịu thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú (trừ các khoản thu nhập không tính thuế và được miễn thuế). Công ty tại Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ theo thuế suất 20% trước khi chi trả.
  • Khẳng định việc doanh nghiệp chế xuất được bán hàng hóa vào thị trường nội địa theo quy định tại Khoản 5, Điều 1, Nghị định số 114/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 21, Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

2. Xử lý thuế đối với phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa nhập khẩu để gia công

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang gặp vướng mắc đối với quy định về việc xử lý phế liệu, phế phẩm và nguyên vật liệu dư thừa nhập khẩu để gia công do có sự khác nhau giữa hai văn bản áp dụng là Nghị định 134/2016/NĐ-CP và Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Cụ thể, Khoản 4 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định: "Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan Hải quan”.

Trong khi đó, Khoản 5, Điều 64, Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định: "Đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu thì khi bán, tiêu thụ nội địa không phải làm thủ tục hải quan chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế".

Thứ nhất, Nghị định 134 có quy định về phế liệu, phế phẩm, và nguyên liệu, vật tư dư thừa trong khi Thông tư 38 thì chỉ quy định về nguyên liệu, vật tư dư thừa. Tỷ lệ 3% trên thực tế áp dụng đối với phế liệu, phế phẩm theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp có thể không hợp lý do đối với nhiều ngành hàng, nguyên liệu nhập về thì lượng phế liệu, phế phẩm đã lớn hơn mức 3% rất nhiều.

Thứ hai, cùng là quy định về việc xử lý phế liệu, phế phẩm và nguyên vật liệu dư thừa nhập khẩu để gia công nhưng theo Nghị định 134 thì hướng dẫn kê khai và nộp thuế với cơ quan Hải quan trong khi theo Thông tư 38 thì DN lại kê khai thuế với cơ quan thuế nội địa.

Về vấn đề này, ngày 02 tháng 11 năm 2017, Tổng Cục hải quan ban hành công văn số 7166/TCHQ-TXNK thống nhất xử lý thuế đối với phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa nhập khẩu để gia công theo hướng dẫn tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

Tổng cục hải quan cũng cho biết đang trình Bộ Tài chính lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan, trên cơ sở ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, Tổng cục Hải quan sẽ tổng hợp, trình Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách phù hợp.

3. Xác định tình trạng cư trú của cá nhân là người Việt Nam đi công tác nước ngoài

Tổng cục Thuế vừa ban hành công văn số 4936/TCT-TNCN ngày 25 tháng 10 năm 2017 hướng dẫn việc xác định tình trạng cư trú trong trường hợp cá nhân là người Việt Nam được công ty cử đi thực tập, đào tạo tay nghề tại Nhật Bản, cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhung thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế thì được lựa chọn việc xác định tình trạng cư trú tại Việt Nam theo hai trường hợp:

  • Nếu cá nhân là đối tượng cư trú tại Nhật Bản theo quy định của Nhật Bản thì được xác định là không cư trú tại Việt Nam. Các khoản thu nhập phát sinh tại Việt Nam nếu đã bị khấu trừ theo biểu lũy tiến từng phần thì điều chỉnh lại theo thuế suất toàn phần của cá nhân không cư trú.
  • Nếu cá nhân không phải là đối tượng cư trú tại Nhật Bản theo quy định của Nhật Bản thì được xác định là cư trú tại Việt Nam và kê khai thuế TNCN đối với thu nhập toàn cầu theo biểu thuế lũy tiền từng phần.
Nguồn: Grant Thornton
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top