xuất hóa đơn xây dừngđđ

*Tạm ứng không phải xuất hóa đơn

– Trong giao dịch mua bán thường xảy các tình huống tạm ứng sau khi ký hợp đồng, nhưng bên mua bắt buộc yêu cầu bên bán phải xuất hóa đơn mới chuyển khoản tạm ứng?

– Vậy các doanh nghiệp đang làm đúng hay sai?

Công văn số 63723/CT-HTr ngày ngày 01 tháng 10 năm 2015 V/v giải đáp chính sách thuế

– Căn cứ Khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng số 50/2015/QH13 ngày 18/06/2014 quy định:

“21. Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.”

– Căn cứ Khoản 5 Điều 8 Chương II Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định thời điểm xác định thuế GTGT:

“5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

– Căn cứ điểm a Khoản 2 Điều 16 Chương III Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của chính phủ quy định tiêu thức “ngày tháng năm” lập hóa đơn:

“Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng; lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

*Như vậy:Căn cứ các quy định trên và hồ sơ đơn vị cung cấp, trường hợp Công ty có hoạt động thiết kế bản vẽ thi công và dự toán hệ thống phòng cháy chữa cháy công trình Lô 5 Times city thì khi nhận tiền tạm ứng hợp đồng (thời điểm tạm ứng chưa nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình) Công ty không phải xuất hóa đơn GTGT đối với khoản tiền tạm ứng này.
 
Tạm ứng trong công ty xây dựng không phải xuất hóa đơn

– Trong các công ty xây dựng thường xảy các tình huống tạm ứng sau khi ký hợp đồng, chủ đầu tư bắt buộc yêu cầu bên nhà thầu thi công phải xuất hóa đơn mới chuyển khoản tạm ứng?

– Vậy các doanh nghiệp đang làm đúng hay sai?

*Về Hóa đơn: Tại điểm a, khoản 2, điều 14, và điểm 2.10, phụ lục số 04 ban hành kèm theo thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính quy định:

“Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

… …

2.10. Cơ sở xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao. Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT. Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán”.

*Về Thuế GTGT: Tại khoản 1, điều 5 thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính qui định:

“Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định”.


++Theo đó:

–Trường hợp của Công ty có chi tạm ứng cho nhà thầu xây dựng ngay khi ký kết hợp đồng xây dựng thì đây không phải là tiền để thanh toán cho phần khối lượng công việc hoàn thành bàn giao nên nhà thầu xây dựng không phải lập hoá đơn.

–Khi chi tiền tạm ứng, Công ty chỉ cần lập chứng từ chi tiền và nhà thầu xây dựng lập chứng từ thu tiền để làm cơ sở hạch toán kế toán.

–Trong quá trình thực hiện nếu nhà thầu xây dựng vi phạm các quy định trong hợp đồng xây dựng và phải bồi thường cho Công ty một khoản tiền (không phải bồi thường bằng hàng hoá, dịch vụ) thì khi nhận tiền Công ty phải lập chứng từ thu tiền và nhà thầu xây dựng phải lập chứng từ chi tiền để hai bên làm cơ sở hạch toán kế toán.

= > Như vậy tạm ứng không phải xuất hóa đơn chỉ cần lập chứng từ thu chi của các bên, đối với khoản phạt vi phạm hợp đồng nếu là hàng hóa, dịch vụ phải xuất hóa đơn, nếu là bằng tiền không cần xuất hóa đơn chỉ cần chứng từ thu chi.


*Chi tiết tại: Công văn 4532/CT-TT&HT ngày 23 tháng 4 năm 2014 xuất hoá đơn đối với hoạt động xây dựng
 
Tạm ứng không phải xuất hóa đơn

Tạm ứng hợp đồng có phải xuất hóa đơn hay không?

Có ghi nhận thuế GTGT và doanh thu hay không?

Về thuế GTGT: Căn cứ Khoản 5 Điều 8 Chương II Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định thời điểm xác định thuế GTGT:

“5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

Về hóa đơn: Căn cứ điểm a Khoản 2 Điều 16 Chương III Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của chính phủ quy định tiêu thức “ngày tháng năm” lập hóa đơn:

“Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng; lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

Về Thuế TNDN:

*Căn cứ:Thông tư 96/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:



Căn cứ: Thông tư Số: 78/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2014Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Điều 5. Doanh thu

2.Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

m) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.

– Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiêt bị là sô tiên từ hoạt động xây dựng, lăp đặt bao gôm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

– Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

*Như vậy:

– Về nguyên tắc: Công ty không phải xuất hoá đơn GTGT, không phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế TNDN đối với khoản tiền tạm ứng của khách hàng cho Công ty ngay sau khi ký hợp đồng thi công xây lắp vì chưa có công trình. hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Mặt khác khoản tiền tạm ứng này:

+ Không được ghi nhận là doanh thu bán hàng hoá vì chưa thoả mãn 5 (năm) điều kiện để xác định doanh thu bán hàng hoá.

+ Và cũng không được hạch toán vào TK 3387 - Doanh thu nhận trước - vì theo phần giải thích nội dung TK 3387 thì: “... Không hạch toán vào tài khoản này số tiền nhận trước của người mua mà đơn vị chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.”

++Tuy nhiên:

Do thực tế Công ty đã xuất hoá đơn GTGT đối với khoản tiền tạm ứng của khách hàng sau khi ký hợp đồng thì có thể xử lý như sau:

+ Hoặc Công ty cùng khách hàng (chủ đầu tư) lập biên bản thu hồi hoá đơn vì đây là trường hợp hoá đơn xuất không đúng quy định, biên bản phải có đủ chữ ký xác nhận và dấu của cả hai bên. Sau khi thu hồi hoá đơn thì gạch chéo để huỷ bỏ và phải lưu đầy đủ các liên của số hoá đơn thu hồi. Cả Công ty và khách hàng (chủ đầu tư) phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoá đơn huỷ bỏ này.

+ Trường hợp Công ty không thu hồi lại được hoá đơn thì Công ty có thể hạch toán vào TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và đề nghị Công ty kê khai nộp thuế GTGT, nộp thuế TNDN trên khoản tiền tạm ứng đã nhận này. Khi công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành bàn giao, nếu quyết toán có chênh lệch thì Công ty phải xuất hoá đơn bổ sung và kê khai nộp bổ sung thuế GTGT, thuế TNDN của công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành.

*Chi tiết tại: Công văn số 3178 TCT/NV6 ngày 01/09/2003 của Tổng cục Thuế về việc hạch toán tiền ứng trước.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top