Xuất hóa đơn đối với trường hợp doanh nghiệp bị đóng mã số thuế

chudinhxinh

Member
Hội viên mới
Xuất hóa đơn đối với trường hợp doanh nghiệp bị đóng mã số thuế

– Doanh nghiệp bị đóng MST nhưng vẫn xuất hóa đơn đơn do sơ sót hoặc do không nhận được thông báo đóng MST mà vẫn xuất hóa đơn thì xử lý như thế nào?

– Hóa đơn đã xuất giao khách hàng thì xử lý như thế nào?

*Các nguyên nhân:

1.Hết hạn thuê văn phòng nên chuyển qua địa điểm khác mà không thông báo cho thuế. Thuế đi khảo sát tình hình thực tế thì không thấy DN có ở trụ sở => bị khóa MST.

2.Khi bị khóa MST thì doanh nghiệp sẽ không thể đăng nhập hay nộp tờ khai qua mạng được

3.Khi bị khóa MST thì sẽ nằm trong danh sách theo dõi: bỏ địa điểm kinh doanh, nợ thuế quá nhiều hoặc quá lâu mà không nộp, hoặc ko nộp tờ khai quá lâu => cho là bỏ trốn

*Cơ sở pháp lý:

– Luật Quản lý thuế 2006

– Thông tư 80/2012/TT-BTC về việc hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế

– Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành về hóa đơn bán hàng, dịch vụ

– Thông tư số 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế

+++ Về Nguyên nhân đóng mã số thuế

Tại Khoản 2 điều 15 của Tông tư 80/2012/TT-BTC quy định đối tượng nộp thuế bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (đóng mã số thuế) khi vi phạm các hành vi sau:

“Người nộp thuế ngừng khai thuế, nộp thuế mà không thông báo với cơ quan thuế. Quá thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế, cơ quan thuế gửi công văn thông báo mà không có phản hồi từ phía người nộp thuế. Khi cơ quan thuế kiểm tra không thấy người nộp thuế hoạt động tại cơ sở đã đăng ký với cơ quan thuế”


+++ Về Hóa đơn đóng mã số thuế là hóa đơn bất hợp pháp

Tại điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định về hóa đơn bất hợp pháp là:

“Hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hoá đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hoá đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế)”

Theo khoản 5 điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định về việc sử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này).


+++ Về xử lý hóa đơn đã xuất

* Căn cứ: Khoản 1 và 2 Điều 20. Thông tư 39/2014/TT-BTC Xử lý đối với hóa đơn đã lập

1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.

2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.

*Trường hợp 01: Chưa xé hóa đơn đã viết ra khỏi cuống; hóa đơn đã viết đã xé ra khỏi cuống của quyển hóa đơn nhưng chưa giao cho khách hàng hay đã giao khách hàng nhưng trên hóa đơn chưa có đóng dấu bán hàng qua mạng, fax, điện thoại, mail…hoặc chưa ký sống

+ Bước 01: Gạch chéo các liên của số hóa đơn đã viết.

+ Bước 02: làm thủ tục mở MST lại và sau khi MST đã mở lại thì xuất hóa đơn mới giao cho khách

– Hai bên mua và bán không cần phải lâp biên bản thu hồi

– Hóa đơn này bên Bán khi báo cáo sử dụng hóa đơn BC26/AC kê vào mục Xóa bỏ [15]

*Trường hợp 02: hóa đơn đã viết nhưng đã giao cho khách hàng:

+ Bước 01: Hai Bên lập biên bản thu hồi hóa đơn (2 bản - mỗi bên giữ 1 bản).

+ Bước 02: Thu hồi (lấy lại) hóa đơn Viết sai đã giao cho người mua trước đó. Sau đó tiến hành gạch chéo các liên của hóa đơn đã viết và lưu giữ chúng.lấy ghim bấm kẹp ngay tại cuống 3 liên đã viết

+ Bước 03: làm thủ tục mở MST lại và sau khi MST đã mở lại thì xuất hóa đơn mới giao cho khách (theo đúng quy định ).


Về: Cách xử lý khi doanh nghiệp bị đóng mã số thuế:

Doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân bị đóng mã số thuế để có phương án xử lý tốt nhất:
Gửi công văn xin mở mã số thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Khắc phục các hành vi vi phạm dẫn đến bị đóng mã số thuế như: Hoàn thiện thủ tục đăng ký thay đổi trụ sở mới, treo biển doanh nghiệp, hay nộp đầy đủ tờ khai thuế theo quy định, nộp tiền thuế nợ đang tồn đọng và nộp các khoản tiền vi phạm hành chính…
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan thế sẽ lập biên bản vi phạm đối với người nộp thuế và ra quyết định phạt đối với các hành vi vi phạm của người nộp thuế (mức phạt cao hay thấp, nặng hay nhẹ tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm và mức độ vi phạm của người nộp thuế, cũng như cách ứng xử của doanh nghiệp)
Sau khi người nộp thuế chấp hành xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì cơ quan thuế sẽ thực hiện các thủ tục mở lại mã số thuế cho doanh nghiệp.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top