Kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính cho người mới bắt đầu - P2

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Cảm ơn các bạn đã theo dõi phần 1 của chuyên đề "Kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính cho người mới bắt đầu". Dù chỉ đăng hôm qua, nhưng có khá nhiều bạn đặt câu hỏi tại sao lại "Đừng phân tích lợi nhuận khi phân tích BCTC" trong bài viết số 2 này.

pt-BAO-CAO-TAI-CHINH-P3.jpg


P2. Đừng phân tích lợi nhuận khi phân tích BCTC

Đầu tiên chúng ta cùng xem qua ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: "Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong một kì hoạt động của doanh nghiệp. Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh các đối tượng quan tâm có thể đánh giá về kết quả và hiệu quả hoạt động sau mỗi thời kì, trên cơ sở đó dự báo về tương lai của DN."

Nói một cách ngắn gọn có thể hiểu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh khả năng sinh lời trong kỳ quá khứ của doanh nghiệp và từ đó, đưa ra dự báo về khả năng sinh lời trong tương lai. Tóm lại, là khả năng tạo ra lợi nhuận "BỀN VỮNG" của doanh nghiệp. Một khoản lợi nhuận được gọi là bền vững, nếu thỏa mãn 2 yếu tố.

  • Lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp
  • Giữ vững tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các thời kỳ
Một khoản thu nhập khác có thể làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Nhưng không đảm bảo khoản thu nhập này sẽ tiếp tục xuất hiện trong tương lai. Vì vậy, chỉ tiêu thu nhập thuần từ HĐKD luôn là chỉ tiêu quan trọng nhất. Điều này thể hiện rất rõ, ở bảng phân tích lợi nhuận được trang CafeF thiết kế cho các nhà đầu tư (Phiên bản trước 2017)

PHAN_TICH_ln.jpg


Bằng việc so sánh lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận trước thuế nhà đầu tư dễ dàng phát hiện tỷ trọng/mức đóng góp của các khoản lợi nhuận khác và tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ngoài ra, báo cáo kết quả kinh doanh còn là cơ sở dự báo về dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Để đứng vững và phát triển trong hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp cần tạo ra đủ tiền để mua sắm các tài sản mới cũng như thay thế các tài sản cũ để duy trì và mở rộng năng lực hoạt động của mình, trong đó lợi nhuận là một nhân tố quan trọng trong bức tranh tài chính tổng thể và là một nguồn chủ yếu để tạo tiền cho DN.


Khả năng sinh lời bền vững - Doanh thu hay lợi nhuận

Untitled-2.jpg


Tùy theo chiến lược của doanh nghiệp: Thị phần hay lợi nhuận mà chỉ tiêu doanh thu / lợi nhuận được lựa chọn để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Giảm giá, tăng chiết khấu...giúp tăng trưởng doanh thu đáng kể như làm tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu giảm thoáng nhìn có thể làm nhà đầu tư đưa ra những nhận xét sai lầm.

Vậy, đừng đặt mục tiêu phân tích lợi nhuận khi đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mà thay vào đó là mục tiêu đánh giá lợi nhuận và lợi nhuận bền vững.

Hẹn gặp lại các bạn ở phần 3: Lợi nhuận trước thuế (EBT) - Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) hay Lợi nhuận trước thuế và lãi vay và khấu hao (EBITDA)


Nguồn: Sơn Trần - DKT
Vui lòng ghi rõ nguồn khi copy bài viết.


Xem thêm: P1. Hiểu rõ các chỉ số tài chính
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top