Vận dụng thước đo EVA trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Có nhiều chỉ tiêu đo lường (thước đo) đánh giá kết quả về mặt kinh tế và hiệu quả gọi chung là thành quả (performance)(1) của một doanh nghiệp kinh doanh trong một thời kỳ nhất định

EVA-cach-tinh-excel.jpg


Xem thêm: EVA - Công cụ đo lường giá trị doanh nghiệp

Mỗi thước đo được sử dụng đều cung cấp những thông tin trên các khía cạnh khác nhau về mức độ đóng góp của các nguồn lực tài chính và phi tài chính vào kết quả đạt được. Đặc biệt là các thước đo phản ánh hiệu quả đầu tư thường xuyên được sử dụng cho việc lập dự án đầu tư, thẩm định và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các doanh nghiệp như: ROI (Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư), ROA ( tỷ suất sinh lời của tài sản), ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ) và một thước đo gần đây nhất thường xuyên được các học giả trên thế giới ca ngợi như là một “thước đo vạn năng” phù hợp nhất cho việc sử dụng đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp và có thể thay thế được cho các thước đo khác. Đó chính là thước đo EVA (Economic Value Added ) giá trị kinh tế tăng thêm

Thuật ngữ EVA xuất hiện từ sớm năm 1989 (Finegan, 1989). Tuy nhiên, nó nhận được ít sự quan tâm cho đến tháng 9/2003 khi bài báo trong tạp chí Fortune (Tully, 1993) cung cấp một mô tả chi tiết khái niệm EVA, do Stern Stewart thực hiện, và những áp dụng EVA thành công của các tập đoàn lớn ở Mỹ. Sau danh tiếng của bài báo viết về EVA như là một thước đo cải tiến hiệu quả hoạt động thì hàng loạt nghiên cứu liên quan đến thuật ngữ này ra đời và những ứng dụng rộng khắp của nó trong việc: đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp; lựa chọn dự án đầu tư; thiết kế chính sách khen thưởng; hay đánh giá thành công cả trong các lĩnh vực, ngành rộng lớn như nông nghiệp…Ý tưởng ban đầu là cố gắng tìm kiếm cách thức đo lường mức lợi nhuận kinh tế (economic profit) thật sự mà một doanh nghiệp nào đó có thể tạo ra, định lượng nó một cách cụ thể. Nhờ đó mà chúng ta có thể xác định được mức độ thành công cũng như thua lỗ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nào đó một cách chính xác hơn và đơn giản hơn. Bên cạnh đó, EVA cũng là một thước đo hữu ích đối với nhà đầu tư khi muốn định lượng giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư cũng có thể dùng thước đo EVA để so sánh doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác cùng ngành một cách nhanh chóng.

Theo định nghĩa của Công ty stern stewart: “Giá trị kinh tế tăng thêm là thước đo phần thu nhập tăng thêm từ chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt động trước lãi vay sau thuế và chi phí sử dụng vốn”.

Tính toán EVA

Cơ sở xác định EVA : EVA = NOPAT – (TC x WACC)

- NOPAT (Net Operating Profit after tax): Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế = Lợi nhuận sau thuế + lãi vay x ( 1- thuế suất thuế TNDN)
- TC: (Total capital): Vốn đầu tư xác định bằng tổng tài sản bình quân trên bảng cân đối kế toán.
- WACC: Lãi suất sử dụng vốn bình quân gia quyền theo tỷ trọng các nguồn vốn ( bao gồm cả vốn vay và vốn chủ) (2).

Ưu điểm nổi bật nhất của thước đo EVA là có tính tới chi phí sử dụng vốn chủ, đây là chi phí cơ hội khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này thay vì lĩnh vực kinh doanh khác, qua đó có thể xác định chính xác giá trị thực sự được tạo ra cho các nhà đầu tư, cổ đông trong một thời kỳ nhất định. Các thước đo khác không tính tới loại chi phí này. Thứ hai, khi xác định EVA đòi hỏi các chỉ tiêu được phán ánh theo quan điểm kinh tế khắc phục được hạn chế của các thước đo truyền thống khác khi sử dụng số liệu kế toán phục vụ cho việc tính toán. Vì vậy, khi tính toán EVA cần phải dựa trên quan điểm kinh tế coi tất các các nguồn vốn được huy động vào hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh đều phát sinh chi phí sử dụng vốn và phải được phản ánh theo cơ sở tiền.

Bài viết sẽ bàn về cách tính EVA và chỉ ra điểm khác biệt giữa thu nhập ròng trên báo cáo thu nhập và lợi nhuận kinh tế để thấy được tính ưu việt của thước đo này. Tiếp đến tác giả sẽ đề ra một số điều chỉnh cần thiết khi sử dụng số liệu kế toán được lập và ghi nhận theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam khi vận dụng.

Để thấy được rõ hơn kết quả đạt được qua việc sử dụng thước đo EVA các bạn tải file Excel đính kèm nhé.

Tài liệu tham khảo:

Tiếng Việt

1. TS. Đoàn Ngọc Quế, Bài giảng kế toán quản trị, (dùng cho học viên cao học).
2. Trường Đại học kinh tế TP.HCM (2004), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê.
3. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.
4. Ths. Nguyễn Ngọc Khánh Dung, Vận dụng thước đo EVA trong việc đánh giá thành quả tại Công ty CP dầu Tường An, Luận văn Thạc sĩ.

Tiếng Anh

1.Debdas Rakshit (2006), EVA based performance measurement: a case study of dabur India limited, Vidyasagar University Journal of Commerce
2. Adnan M.Abdeen, G.Timothy Haight, The Journal of Applied Business Research.
3. Peter C. Brewer, Gyan Chadra, Clayton A.Hook, Economic Value Added (EVA): Its uses and limitations.
4. Samuel C.Weaver, Measuring Economic Value Added: A Survey of Pratices of EVA Proponents
5. http://www.investopedia.com/university/EVA/
6. http://seminars.sternstewart.com/

Nguồn: Khoa Học Kiểm Toán

 

Đính kèm

  • Minh_hoa_cach_tinh_EVA.rar
    11.6 KB · Lượt xem: 485

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top