Cách viết hóa đơn GTGT kèm theo bảng kê chi tiết

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới
Hỏi:
Công ty chúng tôi có nhận được hóa đơn, có kèm theo bảng kê từ nhà cung cấp. Khi kiểm tra hóa đơn và bảng kê, chúng tôi phát hiện những sai sót sau đây ( căn cứ theo thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn):

1. Đối với hóa đơn:
- Phần nội dung chỉ ghi “bảng kê chi tiết kèm theo” => sai sót: không có số bảng kê và ngày của bảng kê.
- Hóa đơn viết tay không gạch hết phần nội dung còn trống.

2. Đối với bảng kê:
- Bảng kê không có số.
- Bảng kê không có tiêu thức thuế GTGT, tiền thuế GTGT, tổng cộng tiền thanh toán chưa có thuế GTGT ( chỉ ghi tổng tiền đã bao gồm thuế GTGT)

=> Bên nhà cung cấp không đồng ý suất lại hóa đơn và bảng kê. Kính nhờ BTC tư vấn dùm chúng tôi, hóa đơn và bảng kê với những sai sót như trên, doanh nghiệp có thể kê khai giảm trừ thuế GTGT và ghi nhận vào chi phí hợp lý để giảm trừ khi tính thuế TNDN hay không?

Cách viết hóa đơn GTGT kèm theo bảng kê chi tiết

Theo thông tư 39 Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ kèm theo hóa đơn. Sau đây hướng dẫn cách viết hóa đơn GTGT kèm theo bảng kê chi tiết khi bán hàng.

Cụ thể: Theo khoản 2 điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTC:

Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hóa đơn.
- Hoặc Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn.

a) Nội dung ghi trên hóa đơn:
- Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số..., ngày..., tháng.... năm...”. Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.
- Các chỉ tiêu khác ghi trên hoá đơn GTGT (doanh số hàng hoá bán ra chưa có thuế GTGT, thuế GTGT, tổng giá trị thanh toán...)

b) Nội dung trên bảng kê:
- Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:
+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế
+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền.

- Trường hợp người bán hàng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất GTGT”, “tiền thuế GTGT”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế GTGT) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn GTGT.

- Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số... Ngày... tháng.... năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán, người mua như trên hóa đơn.

- Trường hợp bảng kê có nhiều trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng và người mua hàng như trên hóa đơn.
- Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. (Người bán và người mua phải lưu giữ bảng kê kèm theo cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu).

Xin lấy 1 ví dụ để các bạn hình dung:

VD: Ngày 12/12/2016 Công ty bán cho công ty B 12 bộ điều hòa, trong đó mỗi bộ là 1 mã hàng khác nhau, thuế suất thuế GTGT là 10%. Vì vậy công ty phải lập hóa đơn kèm theo bảng kê chi tiết tên các mặt hàng như sau:

1. Cách viết hóa đơn GTGT kèm theo bảng kê:

upload_2017-1-16_14-44-38.png


Chú ý:
- Nếu các mặt hàng có thuế suất thuế GTGT khác nhau, thì phải lập riêng hoá đơn GTGT cho từng loại thuế suất.
VD: Có 100 mặt hàng A thuế suất 10%, và có 50 mặt hàng B thuế suất 5%. Thì các bạn phải tách ra làm 2 hóa đơn và 2 bảng kê khác nhau.

2. Cách lập bảng kê kèm theo hóa đơn:

Bảng kê kèm theo hóa đơn phải đảm bảo các nội dụng:
+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế
+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền.
+ Thuế suất GTGT, tiền thuế GTGT, Tổng tiền thanh toán.

- Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số... Ngày... tháng.... năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán, người mua như trên hóa đơn.
- Nếu bảng kê có nhiều trang thì phải đánh số trang liên tục và đóng dấu giáp lai
- Người bán và người mua phải lưu giữ bảng kê kèm theo cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu.

upload_2017-1-16_14-50-11.png

Căn cứ quy định trên, trường hợp công ty nhận được hóa đơn và bảng kê khi mua hàng hóa không ghi đầy đủ các tiêu thức theo quy định tại khoản 2 Điều 19 và khoản 2 Điều 25 Thông tư 39/2014/TT-BTC nêu trên như: hóa đơn không có số bảng kê, ngày của bảng kê, bảng kê không có số; Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ mà bảng kê không có tiêu thức thuế GTGT, tiền thuế GTGT... thì sẽ không được dùng để kê khai, khấu trừ thuế GTGT và ghi nhận chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế.

 
Chào cả nhà, tình hình là mình đang cần 30tr tiền VAT vậy cậu mợ nào có mua sắm gì trong tháng này viết cho mình với nhé. lộc lá tùy các cậu mợ quyết định. hóa đơn tiếp khách, tivi, máy tính, điện thoại....nếu có nhắn dùm mình qua số 0915 345 416 mình gửi thông tin và mã số thuế nhé. cảm ơn nhiều ạ.
 
Vậy t

Tại bạn Thanh Tuyền Nguyễn nói không rõ là "xuất như thế này" là xuất như hướng dẫn hay như câu hỏi trong trường hợp trên ...
:mohoi:
Xuất như công ty bạn xuất ý. bên vinmart vẫn nhận mà. tớ đọc thông tư cũng hốt. nhưng chị phó gđ bảo viết như vậy, chị kế toán công ty tớ và bộ phận hóa đơn công ty khách hàng đều k nói gì thế nên t vẫn viết như thế thôi
 
Xuất như công ty bạn xuất ý. bên vinmart vẫn nhận mà. tớ đọc thông tư cũng hốt. nhưng chị phó gđ bảo viết như vậy, chị kế toán công ty tớ và bộ phận hóa đơn công ty khách hàng đều k nói gì thế nên t vẫn viết như thế thôi
Quy định thì là vậy, còn làm như thế nào thì tùy công ty thôi ạ. Rủi ro thì chịu thội ạ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top