Cách xử lý khi điều chỉnh giảm doanh thu do quyết toán công trình xây dựng

AccNet

Member
Hội viên mới
Những thông tin được xem nhiều nhất:


Cách xử lý khi điều chỉnh giảm doanh thu do quyết toán công trình xây dựng

Các công trình xây dựng thường có thời gian xây dựng dài ngày nên việc xác định doanh thu được thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao. Nhưng khi công trình được phê duyệt quyết toán, giá trị công trình có thể bị điều chỉnh giảm. Vậy doanh thu đã xuất hóa đơn thì phải làm thế nào?
quyet-toan-cong-trinh.jpg

1. Theo quy định của thuế.
1.1. Hóa đơn chứng từ
Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC tại Phụ lục 4, Điểm 2.10 quy định việc lập hóa đơn trong hoạt động xây lắp như sau:

“2.10. Cơ sở xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, phải lập hóa đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao. Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT. Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán. “

Căn cứ theo quy định trên trường hợp công ty xây lắp đã xuất hoá đơn thanh toán khối lượng xây dựng bàn giao, nhưng khi duyệt quyết toán công trình có điều chỉnh giảm giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì công ty xây lắp phải lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giảm doanh thu

Thông tư 39/2014/TT-BTC tại điều 20, khoản 3 quy định về việc xử lý đối với những hoá đơn đã lập như sau:

“3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-). “

Chứng từ đi kèm hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị công trình gồm:

– Phê duyệt quyết toán của cơ quan có thẩm quyền hoặc Biên bản thông qua giá trị quyết toán công trình của các ban ngành.

– Biên bản thỏa thuận giảm giá trị công trình giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công.

– Xác nhận công nợ giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công.

1.2. Kê khai thuế
Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC tại điều 20, khoản 3 quy định về việc xử lý đối với những hoá đơn đã lập mà có điều chỉnh thì” Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.”

Căn cứ quy định trên, các bên căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh để kê khai giảm doanh thu và giảm thuế GTGT vào kỳ phát sinh hóa đơn điều chỉnh.

Đối với đơn vị thi công điều chỉnh giảm giá vốn xây lắp, nếu giảm giá trị công trình có liên quan tới loại bỏ những hạng mục thi công

2. Hạch toán kế toán
2.1 Đối với đơn vị thi công
2.1.1. Nếu hóa đơn điều chỉnh giảm cùng năm lập hóa đơn

Căn cứ hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị công trình, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 511
Nợ TK 3331
Có TK 131, 111, 112

2.1.2. Nếu hóa đơn điều chỉnh giảm vào năm sau kỳ quyết toán

– Nếu doanh thu điều chỉnh giảm có giá trị nhỏ, chỉ ảnh hưởng đến doanh thu mà không ảnh hưởng đến chi phí

– Kế toán đơn vị thi công có thể điều chỉnh giảm doanh thu vào năm hiện tại. Khi đó nghĩa vụ thuế của năm trước không bị ảnh hưởng, nghĩa vụ thuế của năm hiện tại sẽ được điều chỉnh giảm

Nợ TK 511
Nợ TK 3331
Có TK 131, 111, 112

– Nếu doanh thu điều chỉnh giảm có giá trị lớn và có ảnh hưởng đến chi phí của những năm trước.

Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29, tại Đoạn 23 quy định như sau:

“23. Doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố những sai sót trọng yếu liên quan đến các kỳ trước vào báo cáo tài chính phát hành ngay sau thời điểm phát hiện ra sai sót bằng cách:

(a) Điều chỉnh lại số liệu so sánh nếu sai sót thuộc kỳ lấy số liệu so sánh; hoặc

(b) Điều chỉnh số dư đầu kỳ của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của kỳ lấy số liệu so sánh, nếu sai sót thuộc kỳ trước kỳ lấy số liệu so sánh.”

Căn cứ theo quy định trên thì sai sót này là sai sót trọng yếu doanh nghiệp cần phải điều chỉnh hồi tố. Điều chỉnh vào số dư đầu kì của những tài khoản có sai sót và điều chỉnh bổ sung Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm có doanh thu chi phí bị điều chỉnh giảm

2.2. Đối với đơn vị chủ đầu tư
Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giảm, kế toán hạch toán ghi giảm giá trị đầu tư và thuế đầu vào, đồng thời tập hợp chứng từ, hóa đơn bổ sung điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định

Nợ TK 331 : Giá trị thanh toán giảm
Có TK 241: Giá trị đầu tư do quyết toán giảm
Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ giảm


Ban biên tập nội dung phần mềm kế toán trích theo ******

 
Gửi bạn Truyện Cười: Tại sao

- Ế đang là một xu thế của quốc tế trong khi nền kinh tế rất chi lề mề và trì trệ, còn lạm phát thì cao hơn điện thế.

- Ế là phong cách sống của các con người tinh tế và các bậc vai vế, chỉ thích ngồi trên ghế, nhâm nhi cafe, chơi đế chế hoặc nghịch dế.

- Ế là một lợi thế để chúng ta bàn mưu tính kế, xoay chuyển tình thế, quản lý tiền tệ... Rồi 1 ngày kinh tế sẽ đủ sức khống chế tình yêu.

- Ế cũng cần phải có trí tuệ, để khi bạn bè trêu mình là ế, mình cũng đủ sức chống chế: "Tao ế là vì tao sống quá tử tế mà thôi."

- Khi ế ta cũng chả sợ yêu nhầm 1 đứa dở tệ (hay là pê đê) để sau này người mình yêu không phải ê chề và rơi lệ.

- Tóm lại, ngắn gọn 1 câu: "Ế là một phong cách sống cực kỳ tinh tế" :))
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top