Hướng dẫn sử dụng Phần mềm kế toán G9 Accounting 2014 với mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi!

guinxinh

New Member
Hội viên mới
Phần mềm kế toán G9 Accounting 2014 với mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi


Sản xuất và thương mại dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi là mô hình đang phát triển rất mạnh ở Việt Nam.Sự cạnh tranh của các công ty về lĩnh vực này ngày càng nhiều lên. Các thị trường được khai thác triệt để. Chính sự cạnh tranh ngày càng lớn này đòi hỏi các chủ doanh nghiệp cần phải có những hướng phát triển mới, ngoài việc làm phong phú các dòng sản phẩm và nhãn hiệu của mình, các doanh nghiệp này cần có những bước đột phá mới trong việc tiếp cận thị trường, đưa ra được các chương trình hấp dẫn để kích thích khả năng mua của người chăn nuôi.
Đấy chỉ mới xét đến yếu tố ngoại lực, về nội lực, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi còn phải cải thiện chất lượng các dòng sản phẩm, quản lý nguyên vật liệu đầu vào chặt chẽ hạn chế hao hụt, chế biến hình thức các loại thức ăn. Dạng viên, dạng bột, dạng lỏng...Quản lý và kiểm soát được nội lực là yếu tố mang tính chất quyết định đến sự cạnh tranh hiệu quả của doanh nghiệp, vì đơn giản, Kiểm soát được chi phí bên trong thì tạo ra được một chính sách giá bán hợp lý, hiệu quả đồng thời vẫn đảm bảo quy cách và chất lượng sản phẩm.
Hiện nay trong khâu sản xuất các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi đang đẩy nhanh ứng dụng quản lý để khắc phục các hao hụt, tiêu tốt nguyên vật liệu. Đầu vào là các nguyên liệu thô như ngô sắn... được nhập từ nhiều nguồn và qua kiểm định chất lượng kỹ càng. Do tính chất nguyên liệu đặc thù nên quản lý và bảo quản nguyên liệu cũng rất đặc thù. Chia ra các kho đậm đặc, kho hỗn hợp... theo dõi lượng biến động và hao hụt.
Thành phẩm của tạo thành được quy định bằng mã, đính trên các bao bì.các bao bì cũng phải đạt chuẩn để tiện cho quá trình bảo quản và sử dụng sản phẩm. Để tạo ra một đơn vị thành phẩm trong thức ăn chăn nuôi, các doanh nghiệp phải tính toán tỉ lệ nguyên liệu đầu vào, tỷ lệ này sẽ làm căn cứ để xây dựng định mức xuất nguyên liệu để sản xuất thành phẩm.
1_zpsc3596b8e.png

Xuất nguyên liệu theo định mức sẽ giúp các doanh nghiệp tính toán giá thành của thành phẩm chính xác, tiết kiệm chi phí, hạn chế hao hụt. Việc quản lý kho cũng trở nên dễ dàng dựa trên báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn của nguyên liệu. Đồng thời là số lượng thành phẩm hoàn thành nhập kho sau khi sản xuất.
Thành phẩm của thức ăn chăn nuôi được chia làm nhiều loại, có thể theo mục đích, có thể lại phân loại theo trọng lượng của bao: 45kg, 12kg,...
Để tạo ra một đơn vị thành phẩm thức ăn chăn nuôi, ngoài việc tính toán tỷ lệ nguyên liệu xuất ra và tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đó, thì Kế toán các đơn vị phải tính toán được chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cần phân bổ để ra được giá thành cuối cùng. Việc phân bổ chi phí trong khâu sản xuất là vô cùng quan trọng vì trong một thời điểm bất kỳ các thành phẩm đưa vào sản xuất là rất nhiều, do đó các chi phí như : khấu hao máy móc dây chuyền sản xuất, tiền điện, tiền nước...cần được phân bổ dựa trên định mức của nguyệt liệu xuất ra hoặc nhân công tại thời điểm đó

2_zps064eec64.png


Sau khi phân bổ chi phí chung cho từng thành phẩm và tiến hành nhập kho số lượng thành phẩm hoàn thành thì kế toán sẽ tính được giá thành đơn vị của từng thành phẩm đó


3_zpsb5b10a8d.png

Việc tính toán và kiểm soát một cách chặt chẽ các yếu tố chi phí sẽ giúp các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi hạ thấp giá thành sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Không những thế còn đảm bảo sự trùng khớp giữa số liệu thực tế và số liệu phát sinh trên giấy tờ. Quản lý số liệu nội bộ sẽ được gọn gàng và rõ ràng hơn.

Về khâu thương mại, Các doanh nghiệp này cần đảm bảo sự chính xác về mặt công nợ và chính sách mua hàng và bán hàng được kê khai cụ thể của từng thời điểm.
Khâu mua:
Nguyên liệu của thức ăn chăn nuôi gắn liền với các mặt hàng nông nghiệp nên phần lớn đầu vào sẽ được lấy của người nông dân. Ngoài ra có thể nhập thông qua các cửa hàng, đại lý, công ty về mặt hàng nông sản. Cái khó đối với kế toán các công ty thức ăn chăn nuôi là hợp lý hóa các chi phí mua vào, do tính chất người nông dân không có hóa đơn để cung cấp, buộc kế toán phải cần sự xác nhận của cơ quan địa phương về việc có kinh doanh nông phẩm với các công ty.
Khâu mưa vào này sẽ được các doanh nghiệp phân loại các nguyên liệu vào các kho tương ứng, sau khi đã được kiểm định chất lượng và quy cách một cách chặt chẽ.
Khâu bán:

Thị trường của thức ăn chăn nuôi rất rộng nên phần lớn định hướng phát triển của các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi là tập trung vào việc phát triển các đại lý các cấp đến các thôn, xã, các trang trại nông nghiệp. Phần lớn sức tiêu thụ tập trung ở đây.
Cung ứng ra thị trường qua các cấp đại lý đòi hỏi các chính sách bán hàng của các doanh nghiệp đưa ra phải hấp dẫn, có lợi ích cụ thể. Hiện nay đối với một doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi có nhiều khoản chiết khấu phát sinh tại một thời điểm. Chiết khấu mua, chiết khấu tuần, chiết khấu tháng, chiết khấu quý...kế toán sẽ phải tính toán và theo dõi các khoản chiết khấu này để theo dõi công nợ một cách chi tiết. Đối chiếu và việc này sẽ mất nhiều thời gian nếu tập hợp thông qua excel.

Tại một thời điểm bất kỳ, các doanh nghiệp TACN sẽ có chính sách bán áp dụng riêng cho từng đối tượng khách hàng, và chính sách này sẽ linh hoạt và thay đổi theo khoảng thời gian. Bên cạnh chính sách giá bán, áp dụng cho chi tiết từng đối tượng khách hàng, loại khách hàng, đại lý. Các doanh nghiệp cần phải lên được chính sách khuyến mãi để áp dụng cho từng thời điểm. Mua hàng tặng hàng hoặc mua hàng được chiết khấu ngay trên đơn mua.

4_zpsd4add4b0.png

Các chính sách được xây dựng dữa trên từng thời điểm để áp dụng


5_zps1c64a674.png

Xây dựng chính sách tự động trên phần mềm kế toán G9 Accounting 2014
Về khâu quản lý : Các kế toán phải đảm bảo được số liệu chính xác và kịp thời về tình hình nhập xuất tồn Nguyên liệu, thống kê mặt hàng nào đang bán tốt, thị trường nào đang phát triển và giá trị bán hàng của các đại lý cho các chủ doanh nghiệp.
Việc nắm bắt các con số này sẽ giúp chủ doanh nghiệp tính toán được chiến lược kinh doanh và đưa ra chính sách giá bán phù hợp. Đồng thời quản lý hiệu quả hệ thống đại lý của mình.
Báo cáo hoạt động kinh doanh, sẽ yêu cầu quản lý theo nhân viên, theo địa bàn và vùng thị trường, thống kê được báo cáo kinh doanh của các đội, các trưởng vùng


6_zpsf5ac73f8.png

Hệ thống báo cào đầy đủ là tiện ích lớn của G9 Accounting 2014
G9 Việt Nam đã khẳng định được thương hiệu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và triển khai phần mềm kế toán. Với mong muốn được hỗ trợ - chia sẻ trong công tác quản lý tài chính kế toán tại doanh nghiệp Công ty Cổ phần Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại G9 Việt Nam xin giới thiệu tới Quý Công ty sản phẩm G9 ACCOUNTING 2014 - Phần mềm kế toán dành cho mọi doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ:

Nguyễn Hồng Sơn
CÔNG TY CỔ PHẨN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI G9 VIỆT NAM
Địa chỉ:
Số 15F, Ngõ 189/31, Hoàng Hoa Thám,
Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 04 6281 3751 Fax: 04 6281 3851
Email:
sales@g9vietnam.com.vn
Website:
www.g9vietnam.com.vn
Hotline: 090.458.7585
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top