Doanh nghiệp mới thành lập cần biết

AccNet

Member
Hội viên mới

Quyết định thành lập Doanh nghiệp là một việc quan trọng đối với bất kỳ nhà đầu tư nào, đặc biệt là những người mới khởi nghiệp. Sau quyết định quan trọng đó, chính là lúc các nhà đầu tư tiến hành các thủ tục pháp lý để thành lập Doanh nghiệp và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thủ tục pháp lý thành lập Doanh nghiệp hiện nay khá đơn giản và thời gian xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng không dài, các quy định về pháp luật thuế sau khi thành lập doanh nghiệp cũng rất thuận lợi. Nên có rất nhiều Doanh nghiệp được thành lập trong những năm gần đây.
Các bước cơ bản nhất mà các Doanh nghiệp khi thành lập đều phải thực hiện như sau:
- Về đăng ký kinh doanh: Nhà đầu tư cần liên hệ với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, nơi Doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở để làm thủ tục đăng ký kinh doanh, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp cần thực hiện: Liên hệ với cơ quan công an để làm thủ tục khắc dấu; Đăng bố cáo thành lập Doanh nghiệp; Treo biển hiệu tên Doanh nghiệp tại trụ sở của Doanh nghiệp ( các văn bản quy định ở bước này gồm: Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010; Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013; Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/1/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp…). Tiếp theo Doanh nghiệp lựa chọn Ngân hàng và làm thủ tục mở tài khoản tại Ngân hàng ( trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày mở Tài khoản, phải thực hiện thông báo số tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế biết).
- Các thủ tục về thuế: Doanh nghiệp cần liên hệ với cơ quan thuế quản lý nơi Doanh nghiệp đóng trụ sở để thực hiện:
+ Lập tờ khai thuế môn bài: Theo quy định của pháp luật thuế cơ sở kinh doanh mới thành lập, nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh, thì phải khai, nộp thuế môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp. Nếu mới thành lập mà phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh thì chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thành lập theo giấy phép Đăng ký kinh doanh; (Những Doanh nghiệp thành lập trong 6 tháng đầu năm phải nộp tiền thuế môn bài cả năm. Những Doanh nghiệp thành lập trong 6 tháng cuối năm ( từ 01/7) sẽ nộp thuế ½ năm. Hồ sơ, là tờ khai thuế Môn bài theo mẫu số: 01/MBAI ban hành theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC Ngày 06/01/2013 của Bộ tài chính).
+Lập sổ sách kế toán: Đăng ký áp dụng chế độ kế toán ( theo QĐ48 hay QĐ15… hình thức kế toán). Lập và nộp bảng thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, kể từ ngày phát sinh tài sản cố định
+Về hóa đơn: Nếu Doanh nghiệp mới thành lập mà đủ điều kiện đăng ký kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ và đã được cơ quan thuế chấp nhận, thì tiến hành đặt in hóa đơn GTGT. Sau đó làm thông báo phát hành hóa đơn: ( chậm nhất là 05 ngày trước khi Doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày đăng ký thông báo phát hành; Đối với hóa đơn đặt in, Doanh nghiệp phải thực hiện lập báo cáo hóa đơn theo Quý gửi cơ quan thuế quản lý ( Thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là ngày 30 của quý sau).
+ Việc kê khai các loại thuế:
*/ Thuế GTGT: Doanh nghiệp thực hiện đăng ký phương pháp tính thuế. “ Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt được đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư nhưng có phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt thuộc đối tượng đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế”. ( Điều kiện được khấu trừ thuế GTGT đầu vào là phải có: Hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính… , Cùng chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT; Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau).
*/Thuế TNDN: Doanh nghiệp mới thành lập. Hàng quý phải nộp tờ khai TNDN tạm tính Mẫu số 01A/TNDN và thuế suất là 22%. Hoặc tờ khai thuế TNDN Mẫu số 01B/TNDN. (Trong năm tính thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ được chọn một trong hai hình thức kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý ổn định cả năm theo mẫu 01A/TNDN hoặc 01B/TNDN. (Thời hạn nộp tờ khai tạm tính chậm nhất là ngày 30 của quý sau); Kết thúc năm tài chính. Doanh nghiệp kê khai quyết toán thuế TNDN. (Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng) từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt mới được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; Thời hạn nộp tờ khai Quyết toán năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính).
*/Thuế TNCN: Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp > 50 triệu đồng thì kê khai theo tháng. (Thời hạn nộp tờ khai tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau); Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp < 50 triệu đồng thì kê khai theo quý.( Thời hạn nộp tờ khai quý chậm nhất là ngày 30 của quý sau); Nếu trong tháng hoặc quý không phát sinh thuế TNCN thì không kê khai nhưng vẫn phải nộp tờ khai kế toán năm (Mẫu 05/KK-TNCN. Thời hạn nộp tờ khai quyết toán năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính).
*/ Nộp hồ sơ khai thuế: Doanh nghiệp liên hệ với các đơn vị có đủ điều để làm thủ tục đăng ký chứng thư số và thực hiện kê khai thuế qua mạng Internet. (Căn cứ khoản 10 điều 7 của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 ngày 03/12/2012 quy định: “Trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử")
Như vậy. Tùy từng trường hợp riêng biệt của nhà đầu tư mà những công việc pháp lý (như được nêu ở trên) cần chuẩn bị trước khi đăng ký kinh doanh. Sự tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng của nhà đầu tư trong giai đoạn này sẽ giúp cho việc tiến hành đăng ký kinh doanh sau đó được thuận lợi hơn rất nhiều, tránh được những sai sót khi đăng ký kinh doanh, tiết kiệm được chi phí về thời gian, công sức và tiền bạc để doanh nghiệp có thể nhanh chóng bước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm những thông tin nổi bật về Thuế

Theo website của Cục thuế Điện biên TTHT
 

Quyết định thành lập Doanh nghiệp là một việc quan trọng đối với bất kỳ nhà đầu tư nào, đặc biệt là những người mới khởi nghiệp. Sau quyết định quan trọng đó, chính là lúc các nhà đầu tư tiến hành các thủ tục pháp lý để thành lập Doanh nghiệp và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thủ tục pháp lý thành lập Doanh nghiệp hiện nay khá đơn giản và thời gian xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng không dài, các quy định về pháp luật thuế sau khi thành lập doanh nghiệp cũng rất thuận lợi. Nên có rất nhiều Doanh nghiệp được thành lập trong những năm gần đây.
Các bước cơ bản nhất mà các Doanh nghiệp khi thành lập đều phải thực hiện như sau:
- Về đăng ký kinh doanh: Nhà đầu tư cần liên hệ với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, nơi Doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở để làm thủ tục đăng ký kinh doanh, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp cần thực hiện: Liên hệ với cơ quan công an để làm thủ tục khắc dấu; Đăng bố cáo thành lập Doanh nghiệp; Treo biển hiệu tên Doanh nghiệp tại trụ sở của Doanh nghiệp ( các văn bản quy định ở bước này gồm: Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010; Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013; Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/1/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp…). Tiếp theo Doanh nghiệp lựa chọn Ngân hàng và làm thủ tục mở tài khoản tại Ngân hàng ( trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày mở Tài khoản, phải thực hiện thông báo số tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế biết).
- Các thủ tục về thuế: Doanh nghiệp cần liên hệ với cơ quan thuế quản lý nơi Doanh nghiệp đóng trụ sở để thực hiện:
+ Lập tờ khai thuế môn bài: Theo quy định của pháp luật thuế cơ sở kinh doanh mới thành lập, nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh, thì phải khai, nộp thuế môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp. Nếu mới thành lập mà phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh thì chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thành lập theo giấy phép Đăng ký kinh doanh; (Những Doanh nghiệp thành lập trong 6 tháng đầu năm phải nộp tiền thuế môn bài cả năm. Những Doanh nghiệp thành lập trong 6 tháng cuối năm ( từ 01/7) sẽ nộp thuế ½ năm. Hồ sơ, là tờ khai thuế Môn bài theo mẫu số: 01/MBAI ban hành theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC Ngày 06/01/2013 của Bộ tài chính).
+Lập sổ sách kế toán: Đăng ký áp dụng chế độ kế toán ( theo QĐ48 hay QĐ15… hình thức kế toán). Lập và nộp bảng thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, kể từ ngày phát sinh tài sản cố định
+Về hóa đơn: Nếu Doanh nghiệp mới thành lập mà đủ điều kiện đăng ký kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ và đã được cơ quan thuế chấp nhận, thì tiến hành đặt in hóa đơn GTGT. Sau đó làm thông báo phát hành hóa đơn: ( chậm nhất là 05 ngày trước khi Doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày đăng ký thông báo phát hành; Đối với hóa đơn đặt in, Doanh nghiệp phải thực hiện lập báo cáo hóa đơn theo Quý gửi cơ quan thuế quản lý ( Thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là ngày 30 của quý sau).
+ Việc kê khai các loại thuế:
*/ Thuế GTGT: Doanh nghiệp thực hiện đăng ký phương pháp tính thuế. “ Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt được đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư nhưng có phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt thuộc đối tượng đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế”. ( Điều kiện được khấu trừ thuế GTGT đầu vào là phải có: Hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính… , Cùng chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT; Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau).
*/Thuế TNDN: Doanh nghiệp mới thành lập. Hàng quý phải nộp tờ khai TNDN tạm tính Mẫu số 01A/TNDN và thuế suất là 22%. Hoặc tờ khai thuế TNDN Mẫu số 01B/TNDN. (Trong năm tính thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ được chọn một trong hai hình thức kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý ổn định cả năm theo mẫu 01A/TNDN hoặc 01B/TNDN. (Thời hạn nộp tờ khai tạm tính chậm nhất là ngày 30 của quý sau); Kết thúc năm tài chính. Doanh nghiệp kê khai quyết toán thuế TNDN. (Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng) từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt mới được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; Thời hạn nộp tờ khai Quyết toán năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính).
*/Thuế TNCN: Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp > 50 triệu đồng thì kê khai theo tháng. (Thời hạn nộp tờ khai tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau); Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp < 50 triệu đồng thì kê khai theo quý.( Thời hạn nộp tờ khai quý chậm nhất là ngày 30 của quý sau); Nếu trong tháng hoặc quý không phát sinh thuế TNCN thì không kê khai nhưng vẫn phải nộp tờ khai kế toán năm (Mẫu 05/KK-TNCN. Thời hạn nộp tờ khai quyết toán năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính).
*/ Nộp hồ sơ khai thuế: Doanh nghiệp liên hệ với các đơn vị có đủ điều để làm thủ tục đăng ký chứng thư số và thực hiện kê khai thuế qua mạng Internet. (Căn cứ khoản 10 điều 7 của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 ngày 03/12/2012 quy định: “Trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử")
Như vậy. Tùy từng trường hợp riêng biệt của nhà đầu tư mà những công việc pháp lý (như được nêu ở trên) cần chuẩn bị trước khi đăng ký kinh doanh. Sự tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng của nhà đầu tư trong giai đoạn này sẽ giúp cho việc tiến hành đăng ký kinh doanh sau đó được thuận lợi hơn rất nhiều, tránh được những sai sót khi đăng ký kinh doanh, tiết kiệm được chi phí về thời gian, công sức và tiền bạc để doanh nghiệp có thể nhanh chóng bước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm những thông tin nổi bật về Thuế

Theo website của Cục thuế Điện biên TTHT
@AccNet ơi, cho em hỏi về vấn đề treo biển công ty: Sau khi có giấy phép ĐKKD và con dấu rồi thì mình liên hệ cơ sở in quảng cáo để đặt in biển tên công ty, sau đó treo bioeern công ty lên là được hay phải đăng ký với cơ quan công an nữa ạ???
 
@AccNet ơi, cho em hỏi về vấn đề treo biển công ty: Sau khi có giấy phép ĐKKD và con dấu rồi thì mình liên hệ cơ sở in quảng cáo để đặt in biển tên công ty, sau đó treo bioeern công ty lên là được hay phải đăng ký với cơ quan công an nữa ạ???

Cảm ơn câu hỏi của bạn @kimquyen.kt, thắc mắc của bạn Ban chuyên viên tư vấn trung tâm *** trả lời như sau:

Nếu thủ tục mở đăng ký kinh doanh đã hoàn tất bạn chỉ cần thiết kế nội dung của biển hiệu giống như giấy phép thành lập công ty là được, không cần làm bất cứ thủ tục gì với cơ quan chức năng, hay chinh quyền địa phương, chú ý nội dung và hình thức phù hợp với Luật quảng cáo nhé! :)
 
Cảm ơn câu hỏi của bạn @kimquyen.kt, thắc mắc của bạn Ban chuyên viên tư vấn trung tâm *** trả lời như sau:

Nếu thủ tục mở đăng ký kinh doanh đã hoàn tất bạn chỉ cần thiết kế nội dung của biển hiệu giống như giấy phép thành lập công ty là được, không cần làm bất cứ thủ tục gì với cơ quan chức năng, hay chinh quyền địa phương, chú ý nội dung và hình thức phù hợp với Luật quảng cáo nhé! :)
@AccNet cho em hỏi thêm nữa là, bên em mới nhận được giấy phép ĐKKD và con dấu, bây giờ mình chuẩn bị hồ sơ như trên lên đăng ký với cơ quan thuế, lúc thuế về kiểm tra đơn vị thì lúc đó đơn vị mình cần chuẩn bị những gì ạ???Rất mong nhận được tư vấn ạ. Thanks
 
Cảm ơn câu hỏi của bạn @@kimquyen.kt, thắc mắc của bạn Ban chuyên viên tư vấn trung tâm *** trả lời như sau:

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KHI CƠ QUAN THUẾ VỀ THANH KIỂM TRA:

1/ Về báo cáo thuế :

Kiểm tra lại xem các báo cáo thuế đã đúng, chuẩn chỉ chưa ? Nếu chưa thì làm báo cáo điều chỉnh, bổ sung. Khi Thuế đã ra quyết định & công bố thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT thì coi như số phận đã an bài. Vậy soát xét lại báo cáo thuế lần nữa.


1.1 Với thuế GTGT :Sắp xếp 12 tháng/năm & đối chiếu sổ 1331 của năm đó với số liệu trên tờ khai thuế. Chênh lệch ở đâu thì lập file word giải trình sẵn. Lúc Thuế xuống làm việc còn biết mà giải trình, luống cuống, lo sợ...là quên béng thì Sếp lại gõ đầu cho. Kiểm tra các hóa đơn trên 20 triệu đã có đầy đủ điều kiện để đc khấu trừ thuế GTGT chưa? như UNC chuyển khoản? Biên Bản đối chiếu, bù trừ công nợ? Hợp Đồng Kinh Tế/Mua Bán- quy định rõ điều khoản trả chậm.(Làm file mềm excel kiểm tra.)


Ví dụ : Có file mềm theo dõi TT qua NH, có file excel kết xuất từ HTKK & trộn 12 tháng với nhau, sau đó đặt mã cho từng nhà cung cấp sao cho mã NCC ở file theo dõi TT qua NH & mã NCC ở file khai thuế vừa kết xuất là trùng nhau, dùng subtotal & Vlookup để làm cho nhanh.

1.2 Với tờ khai Quyết Toán Thuế TNDN : Kiểm tra Doanh Thu/Chi Phí trên Tờ Khai Thuế đã ổn với sổ sách chưa? Chênh lệch giữa LN kế toán với LN Thuế ở đâu cũng phải tự giải trình sẵn trên file word.
Có thời gian thì soát xét lại các khoản chi phí, tự khoanh vùng xem những chi phí nào có khả năng bị loại, rủi ro lớn nhất (là những khoản chi phí ko theo Luật Thuế, ko được chấp nhận theo Luật Thuế...)

1.3 Với tờ khai QT Thuế TNCN :Kiểm tra xem số liệu trên bảng lương đã khớp với số liệu trên TK Thuế TNCN chưa (Phần Thu Nhập Chịu Thuế)? Danh sách, tên tuổi đã khớp giữa bảng lương với tên tuổi trên tờ khai QT Thuế TNCN chưa? Quan trọng nữa : Kiểm tra hợp đồng lao động xe đã đầy đủ chưa? Và các khoản thu nhập + phụ cấp trên bảng lương đã quy định cụ thể trong HDLD chưa? Nếu chưa phải làm phụ lục HDLD đưa hết vào trong HDLD các khoản lương, thưởng & phụ cấp rõ ràng nhé. Lương bao nhiêu đ/tháng? phụ cấp A bn đ/tháng? phụ cấp b đồng/tháng...phải cụ thể số tiền & cụ thể khoản phụ cấp, trợ cấp. Hoặc các khoản phụ cấp phải được quy định trong thỏa ước LD, QĐ của HDQT, HĐTV / Các khoản phụ cấp miễn thuế TNCN, các khoản khoán chi cho NLĐ...

1.4 Với Thuế GTGT NK (nếu có) :Kiểm tra hồ sơ NK, Tờ Khai Hải Quan, Lệnh Chuyển Tiền & Chứng từ nộp thuế GTGT NK, kê khai thuế GTGT = Biên Lai, Chứng từ nộp thuế GTGT NK (KO khai = TKHQ, nếu khai bằng TK HQ thì làm thay thế bC Thuế nộp lại trước khi Thuế xuống lv )

2/ Về sổ sách kế toán :

Lấy bảng cân đối phát sinh tài khoản từng năm căn cứ vào đó kiểm tra sổ sách xem đã in đủ sổ sách theo BCDPSTK chưa?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top