giúp e định khoản vs ạ

hohuongan

Member
Hội viên mới
ngày 2 tháng 4 mua đưa vào sử dụng một thiết bị sản xuất theo giá hóa đơn cả thuế 10% là 242.000. sau khi trừ tiền ứng trước 165000 và chiết khấu thanh toán dc hưởng 1% tính trên tổng giá thanh toán , công ty đã thanh toán cho người bán bằng chuyển khoản. chi phí trước sử dụng là 8400 thanh toán bằng tiền mặt. trong đó thuế gtgt 5%.
 
Theo em sẽ định khoản là:
BT1:
Nợ TK 211: 228.000 (=220.000+8000)
Nợ TK 133: 22.400 (=22.000+400)
Có TK 331(chi tiết nhà CC): 242.000
Có TK 111: 8.400
BT2:
Nợ TK 331( chi tiết): 77.000 (242000-165.000)
Có TK112: 74.580
Có TK 515: 2.420
 
Theo mình định khoản thế này:
Mua tscđ
Nợ tk 211: 220.000
Nợ tk 133: 20.000
Có tk 331: 165.000
Có tk 112: 74.580
Có tk 515: 2.420

Chi phi phát sinh
No tk 211: 7.980
No tk 133: 420
Co tk 111: 8.400
 
Theo mình định khoản thế này:


Chi phi phát sinh
No tk 211: 7.980
No tk 133: 420
Co tk 111: 8.400
Dung ơi, nghiệp vụ này không ổn nhé. 8400 bao gồm thuế 5%. Thuế 5% được tính bằng 8400/(1+5%)=400 chứ không phải lấy 8400*5% như bạn tính.
Mình có lời khuyên chung cho các bạn thế này: Khi đi học thì định khoản như kép nhiều nợ nhiều có, còn khi đi làm thì định khoản kép như vậy rất khó để lên sổ kế toán. Các bạn nên tách ra để việc lên sổ dễ dàng hơn. Nếu làm excel thì các bạn phải có trình độ excel khá, nếu làm phần mềm kế toán thì các bạn phải chỉ ra được đối ứng tài khoản cho phần mềm hiểu, việc này nhiều khi không thuộc quyền setup của các bạn.
Chúc các bạn học tốt, làm tốt.
 
Mình làm thế này


a.
Nợ tk 211: 220.000
Nợ tk 133: 20.000
Có TK 331: 242.000
b.
Nợ TK 331( chi tiết): 77.000 (242000-165.000)
Có TK112: 74.580
Có TK 515: 2.420


b.Nợ TK 211: 8.000
Nợ TK 133: 400
Có TK 111: 8.400
 
Để định khoản đúng trước tiên em phải xác định nguyên giá TSCĐ đã:
NG TSCD là toàn bộ chi phí mà bạn bỏ ra để có đc TSCD đó trong tình trạng sẵn sàng đưa vào sdg.
NG TSCD = giá ghi trên HD + Cp trước khi đưa vào sd(cp v/c, bảo quản, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử + thuế NK (nếu TSCD là NK))...
a. N TK 211 : 220.000
N TK 13312: 22.000
Có Tk 331: 242.000
Nợ TK 331: 77.000
có TK 515: 2.420
Có TK 112: 74.580
b. Nợ Tk 211: 8000
Nợ TK 1331: 400
Có TK :111: 8400
 
cho e hỏi thêm, là phần chi phí sửa chữa lớn phát sinh thục tê, chi phí điện nước có thuế vẫn hoạch toán bình thường no 133 chi ạ. tại con bạn e nói là chi phí sửa chửa lớn trong doanh nghiệp thì thuế gộp luôn, nhưng e nghỉ như vậy k đứng a? a c giúp e vs
 
cho e hỏi thêm, là phần chi phí sửa chữa lớn phát sinh thục tê, chi phí điện nước có thuế vẫn hoạch toán bình thường no 133 chi ạ. tại con bạn e nói là chi phí sửa chửa lớn trong doanh nghiệp thì thuế gộp luôn, nhưng e nghỉ như vậy k đứng a? a c giúp e vs

TSCĐ được cấu thành bởi nhiều bộ phận và chi tiết khác nhau. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng cần phải sửa chữa, thay thế để khôi phục năng lực hoạt động. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài và được tiến hành theo kế hoạch hay ngoài kế hoạch. Tùy theo quy mô, tính chất của công việc sửa chữa, kế toán sẽ phản ánh vào các tài khoản thích hợp.

Sửa chữa thường xuyên TSCĐ
Sửa chữa thường xuyên TSCĐ mang tính chất bảo dưỡng TSCĐ nhằm để thay thế một số bộ phận chi tiết hay bảo dưỡng với mục đích duy trì hoạt động bình thường của TSCĐ. Xét về quy mô thì tính chất sửa chữa đơn giản, không cần phải ngừng hoạt động sản xuất và chi phí ít. Do đó khi phát sinh chi phí thì được ghi trực tiếp vào chi phí SXKD của từng bộ phận có TSCĐ sửa chữa thường xuyên.

Nếu việc sửa chữa do DN tự làm, chi phí sửa chữa được tập hợp như sau:

Nợ các TK liên quan (627, 641, 642...)

Có các TK chi phí (111, 112, 152, 214, 334, 338...)

Trường hợp thuê ngoài:

Nợ các TK tập hợp chi phí (627, 641, 642...)

Nợ TK 133 (1331) – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK chi phí (111, 112, 331...) Tổng số tiền phải trả hoặc đã trả

Sửa chữa lớn TSCĐ
Sửa chữa lớn TSCĐ là việc sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Chi phí để sửa chữa lớn khá cao, thời gian sửa chữa thường kéo dài, công việc sửa chữa có thể tiến hành theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch. Toàn bộ chi phí sửa chữa được tập hợp riêng theo từng công trình, sau khi hoàn thành được coi như một khoản chi phí theo dự toán và được đưa vào chi phí phải trả (nếu sửa chữa theo kế hoạch) hay CP trả trước dài hạn (nếu sửa chữa ngoài kế hoạch). Việc hạch toán quá trình sửa chữa lớn TSCĐ được tiến hành như sau:

Tập hợp chi phí sửa chữa theo từng công trình:

Nếu thuê ngoài: Phản ánh số tiền phải trả theo HĐ cho người nhận thầu sửa chữa lớn khi hoàn thành công trình sửa chữa, bàn giao:

Nợ TK 241 (2413) – Chi phí sửa chữa thực tế
Nợ TK 133 (1331) – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 – Tổng số tiền phải trả theo hợp đồng

Nếu do doanh nghiệp tự làm:

Nợ TK 241 (2413) – Tập hợp chi phí sửa chữa

Có các TK chi phí (111, 112, 52, 214, 334, 338...)

Kết chuyển giá thành công trình sửa chữa khi hoàn thành:

Tuỳ theo tính chất sửa chữa, sau khi công việc sửa chữa hoàn thành, kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí sửa chữa vào các tài khoản thích hợp:

Nợ TK 335 – Giá thành sửa chữa trong kế hoạch

Nợ TK 242 – Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch (trên 1 năm tài chính)

Nợ TK liên quan (627, 641, 642) – Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch (nếu nhỏ, chỉ liên quan đến 1 năm tài chính)

Có TK 241 (2413) – Giá thành thực tế công tác sửa chữa

1.5.3. Sửa chữa nâng cấp TSCĐ

Sửa chữa nâng cấp là công việc sửa chữa nhằm kéo dài tuổi thọ của TSCĐ hay nâng cao năng suất, tính năng, tác dụng của TSCĐ như cải tạo, thay thế, xây lắp, trang bị thêm một số bộ phận của TSCĐ. Việc hạch toán sửa chữa nâng cấp được tiến hành như sửa chữa lớn, nghĩa là chi phí phát sinh được tập hợp riêng theo từng công trình qua TK 241 (2413). Khi công trình sửa chữa nâng cấp hoàn thành, giá trị nâng cấp sẽ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ bằng bút toán:

Nợ TK 211 – Nguyên giá (Giá thành sửa chữa thực tế)

Có TK 241 (2413) – Giá thành thực tế công tác sửa chữa
 
theo như bài tập của e nak. thì họ k nói là thuê ngoài. họ chỉ nói chi phí sửa chữa lớn phát sinh gồm tiền điện giả sử 10500 thuế gtgt5% thì có ghi thuế bình thường chi chị
 
theo như bài tập của e nak. thì họ k nói là thuê ngoài. họ chỉ nói chi phí sửa chữa lớn phát sinh gồm tiền điện giả sử 10500 thuế gtgt5% thì có ghi thuế bình thường chi chị
Theo mình thì sẽ là vậy. Vì thường tiền điện, nước là chi phí thuê ngoài, mà đây là dùng cho sửa chữa lớn, có bút toán như vậy :)
Nợ TK 241 (2413)
Nợ TK 133 (1331)
Có TK 331
 
cho e hỏi thêm câu ni vs: mua oto cho van phòng quản lý dự án trồng dâu nuôi tằm . giá mua 900tr thuế 90tr. chi phí lắp đặt chạy thử 10tr trả bằng tiền gnh. tài sản dc đầu tư bằng nguồn kinh phí dự kiến sử dụng 8 năm.
vs câu này thì có gộp thuế k c. tại e thấy hắn đầu tư cho dự án, vs từ nguồn kinh phí dự kiến. giúp e vs ạ
 
cho e hỏi thêm câu ni vs: mua oto cho van phòng quản lý dự án trồng dâu nuôi tằm . giá mua 900tr thuế 90tr. chi phí lắp đặt chạy thử 10tr trả bằng tiền gnh. tài sản dc đầu tư bằng nguồn kinh phí dự kiến sử dụng 8 năm.
vs câu này thì có gộp thuế k c. tại e thấy hắn đầu tư cho dự án, vs từ nguồn kinh phí dự kiến. giúp e vs ạ

có gộp thuế, nó có nguồn kinh phí dự án bạn ạ!
 
nếu TS được đầu tư bằng nguồn kinh phí, hay phúc lợi thì vat đều gộp vào nguyên giá nhé ^^
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top