Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

quynhlien

Member
Hội viên mới
Các Bác ơi cho em hỏi nhờ chút. Trên bảng cân đối số phát sinh có khi nào TK 131 và 331 đồng thời có cả dư Nợ lẫn dư Có không? Bên Em dùng chương trình phần mềm và khi em in Bảng cân đối thấy có cả dư Nợ lẫn dư Có của 2 TK này.
 
Ðề: Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

Đúng là có đồng thời số dư có và dư nợ của 2 tk này!tài khoản 131 và 331 là tài khoản lưỡng tính.số dư có tk 131 nằm bên nguồn vốn(nhận tiền trước khách hàng) và số dư nợ 331 nằm bên tài sản(trả tiền trước cho khách hàng,người bán..)
chúc bạn thành công.
 
Ðề: Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

day là hai TK lưỡng tính nên nó luôn có thể bên có có thể bên nợ ví dụ như khách hàng trà tiền trước thì ta đinh khoản vào bên có của TK 131
 
Ðề: Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

Các Bác ơi cho em hỏi nhờ chút. Trên bảng cân đối số phát sinh có khi nào TK 131 và 331 đồng thời có cả dư Nợ lẫn dư Có không? Bên Em dùng chương trình phần mềm và khi em in Bảng cân đối thấy có cả dư Nợ lẫn dư Có của 2 TK này.
TK 131, 331 là TK lưỡng tính do đó có thể là có số dư bên Có hoặc bên Nợ. Nhưng khi lên bảng cân đối phát sinh thì một là dư bên Nợ hoặc là dư bên Có, ko có đồng thời dư Nợ lẫn dư Có.
 
Ðề: Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

TK 131, 331 là TK lưỡng tính do đó có thể là có số dư bên Có hoặc bên Nợ. Nhưng khi lên bảng cân đối phát sinh thì một là dư bên Nợ hoặc là dư bên Có, ko có đồng thời dư Nợ lẫn dư Có.

Cái này sai thì phải. Tài khoản 131 và 331 phải chi tiết theo từng đối tượng. Số dư nợ và dư có cuối kỳ là 2 số hoàn toàn khác nhau không được bù trừ giữa số dư nợ và dư có của 2 tài khoản đó.

VD đơn giản như thế này cuối kỳ TK 131 chỉ có công nợ 2 khách hàng: ông A nợ 100 trđ và ông B trả tiền trước 100 trđ. Thì lúc này TK 131 sẽ có số dư nợ cuối kỳ là 100 trđ và có số dư có cuối kỳ là 100 trđ. Ko thể bù trừ công nợ của 2 khách hàng này được.

Lý do ko được bù trừ cũng đơn giản. Công ty có thể thanh toán lại tiền hàng cho ông B rất đơn giản, thế nhưng lúc đòi nợ ông A có thể hơi khó đây!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

Đúng vậy bạn ah, có phần mềm thì trên bảng cân đối phát sinh công nợ TK 131, 331 thể hiện cả bên nợ, cả bên có, cũng có phần mềm thì thể hiện ở một bên. Cả hai cách trình bày đó đều được thôi. Quan trọng là trình bày trên bảng cân đối kế toán có thể hiện ở khoản mục phải thu khách hàng, người bán trả tiền trước, phải trả người bán, người mua trả tiền trước không thôi. Các khoản mục công nợ đều phải theo dõi chi tiết theo đối tượng
 
Ðề: Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

Các Bác ơi cho em hỏi nhờ chút. Trên bảng cân đối số phát sinh có khi nào TK 131 và 331 đồng thời có cả dư Nợ lẫn dư Có không? Bên Em dùng chương trình phần mềm và khi em in Bảng cân đối thấy có cả dư Nợ lẫn dư Có của 2 TK này.

Đúng đấy bạn ạ, 2 TK này là TK lưỡng tính, số chi tiết ko bù trừ cho nhau đc nên nó có thể có số dư cả 2 bên.
 
Ðề: Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

Đúng vậy bạn ah, có phần mềm thì trên bảng cân đối phát sinh công nợ TK 131, 331 thể hiện cả bên nợ, cả bên có, cũng có phần mềm thì thể hiện ở một bên. Cả hai cách trình bày đó đều được thôi. Quan trọng là trình bày trên bảng cân đối kế toán có thể hiện ở khoản mục phải thu khách hàng, người bán trả tiền trước, phải trả người bán, người mua trả tiền trước không thôi. Các khoản mục công nợ đều phải theo dõi chi tiết theo đối tượng

Theo dõi chi tiết theo đối tượng thì đã theo dõi trên sổ chi tiết rồi, trong chương trình phần mềm này mình thấy ở sổ Chi tiết Số dư cuối kỳ đồng thời có cả bên nợ lẫn bên có nhưng trong Sổ cái thì lại chỉ thể hiện hoặc Dư Có hoặc Dư Nợ không thôi (vì nó bù trừ cho nhau mà). Vậy khi lên Bảng cân đối số phát sinh thì mình theo sổ nào? Sổ Cái hay sổ Chi tiết???
 
Ðề: Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

Thắc mắc đã được giải đáp hết rồi!
Đấy là còn chưa kể đến việc theo dõi 131,331 theo công trình hay sản phẩm đấy. Cùng phải thu của ông A, nhưng công trình 1 dư nợ, công trình 2 dư có, như thế cũng không được phép bù trừ rồi. OK
 
Ðề: Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

Cái này sai thì phải. Tài khoản 131 và 331 phải chi tiết theo từng đối tượng. Số dư nợ và dư có cuối kỳ là 2 số hoàn toàn khác nhau không được bù trừ giữa số dư nợ và dư có của 2 tài khoản đó.

VD đơn giản như thế này cuối kỳ TK 131 chỉ có công nợ 2 khách hàng: ông A nợ 100 trđ và ông B trả tiền trước 100 trđ. Thì lúc này TK 131 sẽ có số dư nợ cuối kỳ là 100 trđ và có số dư có cuối kỳ là 100 trđ. Ko thể bù trừ công nợ của 2 khách hàng này được.

Lý do ko được bù trừ cũng đơn giản. Công ty có thể thanh toán lại tiền hàng cho ông B rất đơn giản, thế nhưng lúc đòi nợ ông A có thể hơi khó đây!
Bạn đọc rõ câu trả lời của mình không mà bảo là sai nhỉ? Đối với TK bên Tài sản thì cuối kỳ thì số dư là bên Nợ nhưng đối với TK131 thì số cuối kỳ có thể bên nợ hoặc là bên có cũng đúng vì thế người ta mới gọi là lưỡng tính. Nhưng khi lên bảng cân đối phát sinh thì chỉ ở được 1 bên thôi chứ, chứ theo như bạn là phải để cả hai bên sao? Bạn xem lại nhé.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

Theo dõi chi tiết theo đối tượng thì đã theo dõi trên sổ chi tiết rồi, trong chương trình phần mềm này mình thấy ở sổ Chi tiết Số dư cuối kỳ đồng thời có cả bên nợ lẫn bên có nhưng trong Sổ cái thì lại chỉ thể hiện hoặc Dư Có hoặc Dư Nợ không thôi (vì nó bù trừ cho nhau mà). Vậy khi lên Bảng cân đối số phát sinh thì mình theo sổ nào? Sổ Cái hay sổ Chi tiết???

bạn nên hiểu là những gì mình nợ khách hàng (nhận trước tiền hàng) thì được coi là nguồn vốn, còn những gì người bán nợ mình (trả trước tiền hàng) thì được coi là tài sản, khi lên bảng cân đối số phát sinh hay là cân đối kế toán thì hai tài khoản công nợ đó nên được phản ánh ở cả hai bên thì mới phản ánh đúng bản chất. làm như thế cũng là để cho những người đọc báo cáo tài chính hiểu ngay được, biết được là ta còn nợ bao nhiêu, người khác nợ ta bao nhiu, chứ giờ mà bảo giám đốc đọc cái sổ chi tiết xem :udau::udau:
 
Ðề: Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

uh nhưng điều quan trọng là khi bạn lên bctc thì cần lựa chon nếu dư có tk 131 thì phản ánh bên nguồn vốn còn dư nợ thì hạcht oán bình thường,nếu dư nợ tk 331 thì phản ánh bên tài sản dư có thì phản ánh bình thường nha,chúc thành công
 
Ðề: Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

Các Bác ơi cho em hỏi nhờ chút. Trên bảng cân đối số phát sinh có khi nào TK 131 và 331 đồng thời có cả dư Nợ lẫn dư Có không? Bên Em dùng chương trình phần mềm và khi em in Bảng cân đối thấy có cả dư Nợ lẫn dư Có của 2 TK này.

2 tk nay là loại tk lưỡng tính. Trên bảng CĐSPS có thể là dư nợ hoặc dư có. tuy nhiên trên bảng cân đối kế toán, nếu khách hàng trả tiền trước sẽ hạch toán bên phần nguồn vốn là Có 131, còn nếu mình ứng tiền trước cho người cung cấp thì sẽ hạch toán bên phần tài sản là Nợ 331.
 
Ðề: Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

Bạn hiểu bản chất của hai tài khoản này là OK rồi. Còn về phần mền khi lên bảng cân đối cân nhau là ok.
 
Ðề: Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

Các Bác ơi cho em hỏi nhờ chút. Trên bảng cân đối số phát sinh có khi nào TK 131 và 331 đồng thời có cả dư Nợ lẫn dư Có không? Bên Em dùng chương trình phần mềm và khi em in Bảng cân đối thấy có cả dư Nợ lẫn dư Có của 2 TK này.

Có chứ vì có nhứng lúc khách hàng ứng trước tiền hàng cho chúng ta hoặc chúng ta đạt cọc trược tiền hàng cho người bán.
 
Ðề: Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

Các Bác ơi cho em hỏi nhờ chút. Trên bảng cân đối số phát sinh có khi nào TK 131 và 331 đồng thời có cả dư Nợ lẫn dư Có không? Bên Em dùng chương trình phần mềm và khi em in Bảng cân đối thấy có cả dư Nợ lẫn dư Có của 2 TK này.
Hai TK ni là hai TK lưỡng tính bạn có thể để cả số dư hai bên nhưng tốt hơn cả là để cả TK chi tiết ( VD 1311 Dư nợ 130.000.000, 1312 Dư có 50.000.000) như vậy sẽ dễ hiểu hơn .Nếu Bảng cân đối bạn lấy số dư cả hai bên thì số lấy vào Bảng phải lấy theo sổ chi tiết thôi .
 
Ðề: Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

Xin chào,

Mình rất muốn viết bài nhưng không biết vào đâu để viết bài mới.

nhờ bạn giúp dùm

Chân thành cảm ơn!

:gaitai:
 
Ðề: Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

thực tế vẫn được bù trừ nếu cùng đối tượng đó bạn ah. Ví dụ như: mua hàng của công ty A SP 1, cty A mua lại hàng của mình SP 2, nên giữa TK 131 và 331 có thể vẫn được cấn trừ.
 
Ðề: Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

Bài này đưa lên từ năm 2009 mà hjx 4 năm rồi hí hí hí hí
 
Ðề: Số dư nợ và có của TK 131 và 331 trong Bảng cân đối tài khoản

..em thì thắc mắc...TK 131....KHI LẬP BẢNG CDKT KHÔNG ĐƯỢC BÙ TRỪ GIỮA PHẦN NỢ, VÀ PHẦN CÓ TK NÀY...

Tức là: Mình ghi chi tiết ra cho từng khách hàng, rồi: Nếu số dư Nợ mình ghi b thường, dư Có mình ghi âm (-) hả ???
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top