Tài khoản 152 hay 156

haihaichan

New Member
Hội viên mới
em đang làm thực tập cho cty chế biến Thủy hải sản
tại cty khi mua 1 số hải sản về được ktoán ghi trên TK156, rùi khi sản xuất thì hạch toán
Nợ 621/ Có 156 (hoặc 155)
mà khi em nộp báo cáo lên cho cô, thì bảo là sai phải là TK 152 mới đúng
nhuung em bảo cty nó hạch toán như vậy, thì cô bảo trong phần kiến nghị em phải thêm vđề này
nhưng kết lại thì em ko biết nên là tk nào đây ???:confuse1:
các bác chỉ em với:helpsmilie:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Tài khoản 152 hay 156

em đang làm thực tập cho cty Thủy hải sản
tại cty khi mua 1 số hải sản về được ktoán ghi trên TK156, rùi khi sản xuất thì hạch toán
Nợ 621/ Có 156 (hoặc 155)
mà khi em nộp báo cáo lên cho cô, thì bảo là sai phải là TK 152 mới đúng
nhuung em bảo cty nó hạch toán như vậy, thì cô bảo trong phần kiến nghị em phải thêm vđề này
nhưng kết lại thì em ko biết nên là tk nào đây ???:confuse1:
các bác chỉ em với:helpsmilie:

+ DN chế biến thủy sản thì khi mua hải sản về chế biến hạch toán
Nợ TK 152
Có TK 111,112,331
( do hàng thủy sản thu mua của các hộ nông đân nên không có HĐ GTGT) Nếu mua lại của các hộ kinh doanh hoặc các DN, thủy sản đã sơ chế thì hạch toán.
Nợ TK 152
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331
+ Nếu mua về hạch toán.
Nợ TK 156
Nợ TK 133(thuế GTGT nếu thủy sản qua sơ chế và chịu thuế)
Có TK 111,112,331
Nếu bạn xuất hàng hóa ra để sản xuất thì bạn phải xuất nội bộ và dùng HĐ GTGT sẽ rất bất tiện.
Và bút toán
Nợ TK 621
Có TK 156
xem ra không chuẩn cho lắm, đành rằng cứ làm cũng được.

Thân chào bạn!
 
Ðề: Tài khoản 152 hay 156

Nếu cty không sản xuất mà chỉ mua hải sản về để sơ chế sau bán lại thì có thể áp dụng TK 156 và tập hợp chi phí vào TK 154 (nhưng nếu đã dính đến SX thì nên sử dụng TK 152, trừ trường hợp hoạt động mua đi bán lại là chính và SX chỉ là phụ).
Trong trường hợp này theo bạn thì kế toán có sử dụng TK 621 => Đang áp dụng chế độ kế toán theo QĐ 15 => tôi dự đoán cty này thì hoạt động chế biến (SX) hàng thủy hải sản là chủ yếu. Do đó bạn phải sử dụng TK 152.
 
Ðề: Tài khoản 152 hay 156

TÀI KHOẢN 156 HÀNG HOÁ

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hoá của doanh nghiệp bao gồm hàng hoá tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hoá bất động sản.

Hàng hoá là các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp mua về với mục đích để bán (Bán buôn và bán lẻ). Giá gốc hàng hoá mua vào, bao gồm: Giá mua theo hoá đơn và chi phí thu mua hàng hoá. Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hoá về để bán lại nhưng vì lý do nào đó cần phải gia công, sơ chế, tân trang, phân loại chọn lọc để làm tăng thêm giá trị hoặc khả năng bán của hàng hoá thì trị giá hàng mua gồm giá mua theo hoá đơn cộng (+) chi phí gia công, sơ chế. Đối với hàng hoá của đơn vị nhập khẩu, ngoài các chi phí trên còn bao gồm cả thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu không được khấu trừ), chi phí bảo hiểm,. . .

Trường hợp hàng hoá mua về vừa dùng để bán, vừa dùng để sản xuất, kinh doanh không phân biệt rõ ràng giữa hai mục đích bán lại hay để sử dụng thì vẫn phản ánh vào Tài khoản 156 “Hàng hoá”.

Những trường hợp sau đây không phản ánh vào Tài khoản 156 “Hàng hoá”:

1. Hàng hoá nhận bán hộ, nhận giữ hộ cho các doanh nghiệp khác (Ghi vào Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công”, hoặc Tài khoản 003 “Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đôi kế toán).

2. Hàng hoá mua về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (Ghi vào các Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu” hoặc Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”,. . .)
Theo như cách hiểu kết cấu TK 156 như trên thì đối với câu hỏi của bạn, cách trả lời hợp lý nhất là của bác nvkt và hạch toán theo hướng dẫn của rồng 489
 
Ðề: Tài khoản 152 hay 156

Nếu cty không sản xuất mà chỉ mua hải sản về để sơ chế sau bán lại thì có thể áp dụng TK 156 và tập hợp chi phí vào TK 154 (nhưng nếu đã dính đến SX thì nên sử dụng TK 152, trừ trường hợp hoạt động mua đi bán lại là chính và SX chỉ là phụ).
Trong trường hợp này theo bạn thì kế toán có sử dụng TK 621 => Đang áp dụng chế độ kế toán theo QĐ 15 => tôi dự đoán cty này thì hoạt động chế biến (SX) hàng thủy hải sản là chủ yếu. Do đó bạn phải sử dụng TK 152.

Theo các pác thì mua về để sơ chế thì có nên sd TK 156 hay vẫn sử dụng TK 152?
 
Ðề: Tài khoản 152 hay 156

Theo các pác thì mua về để sơ chế thì có nên sd TK 156 hay vẫn sử dụng TK 152?

Nếu mua về tự sơ chế nên dùng TK 152 còn nếu gởi cho doanh nghiệp khác sơ chế thì có thể sử dụng TK 156 (nói chung tốt nhất là nên sử dụng 152)
 
Ðề: Tài khoản 152 hay 156

công ty mình chế biến mặt hàng thủy hải sản, nó mua nguyên liệu về để sản xuất các thành phẩm thô để bán . Đồng thời sản xuất ra các thành phẩm cao cấp khác. Tóm tắt trong sơ đồ sau:
TK 152 ---> tạo ra thành phẩm thô TK 155 ----> Tiêu thụ
Đồng thời
TK 152 ---> tạo ra thành phẩm thô TK 155 ---->tiếp tục sản xuất thành phẩm cao cấp khác
thì kế toán hạch toán
Nợ 621 / Có 155
như vậy có được ko các bác?:hypo:, sao mình thấy nó ko ổn zì hết:confuse1:
nếu thành phẩm còn dở dang thì nó phải hạch toán trên 154 chứ
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Tài khoản 152 hay 156

nhưng công ty mình, nó ko những hạch toán:
Nợ 621 / Có 156
mà có khi hạch toán
Nợ 621 / Có 155
như vậy có được ko các bác?:hypo:, sao mình thấy nó ko ổn zì hết:confuse1:
nếu thành phẩm còn dở dang thì nó phải hạch toán trên 154 chứ

Hạch toán N 621 C 155 trong trường hợp xuất tái chế (dùng thành phẩm để làm nguyên liệu sau đó từ nguyên liệu này lại tạo ra thành phẩm)
Nếu bạn dùng QĐ15 thì chi phí NVL đưa vào TK 621 sau đó mới K/c về 154 còn nếu dùng QĐ48 thì đưa thẳng về TK 154.
 
Ðề: Tài khoản 152 hay 156

công ty mình chế biến mặt hàng thủy hải sản, nó mua nguyên liệu về để sản xuất các thành phẩm thô để bán . Đồng thời sản xuất ra các thành phẩm cao cấp khác. Tóm tắt trong sơ đồ sau:
TK 152 ---> tạo ra thành phẩm thô TK 155 ----> Tiêu thụ
Đồng thời
TK 152 ---> tạo ra thành phẩm thô TK 155 ---->tiếp tục sản xuất thành phẩm cao cấp khác
thì kế toán hạch toán
Nợ 621 / Có 155
như vậy có được ko các bác?:hypo:, sao mình thấy nó ko ổn zì hết:confuse1:
nếu thành phẩm còn dở dang thì nó phải hạch toán trên 154 chứ

Hổng phải vậy đâu bạn. Ở đây nó đã hoàn thành 1 quy trình và đã có thể nhập kho. Dn hạch toán vào 155 đc đấy chứ. Chỉ những cái dở của quy trình này mới vào 154. 155 có theo dõi chi tiết từng tp mà.
 
Ðề: Tài khoản 152 hay 156

công ty mình chế biến mặt hàng thủy hải sản, nó mua nguyên liệu về để sản xuất các thành phẩm thô để bán . Đồng thời sản xuất ra các thành phẩm cao cấp khác. Tóm tắt trong sơ đồ sau:
TK 152 ---> tạo ra thành phẩm thô TK 155 ----> Tiêu thụ
Đồng thời
TK 152 ---> tạo ra thành phẩm thô TK 155 ---->tiếp tục sản xuất thành phẩm cao cấp khác
thì kế toán hạch toán
Nợ 621 / Có 155
như vậy có được ko các bác?:hypo:, sao mình thấy nó ko ổn zì hết:confuse1:
nếu thành phẩm còn dở dang thì nó phải hạch toán trên 154 chứ

Tôi ví dụ nhé :
Tôi mua NL A về SX (Nợ : 152) -> Xuất A để SX (Nợ : 621 / 154) -> Nhập TP B (Nợ : 155).
Nếu bán TP B thì hạch toán Nợ : 632 Có : 155 (TP B)
Nếu sử dụng B để SX thành phẩm C tôi hạch toán :
Nợ : 621 / 154 Có : 155 (TP B).
(bạn hãy coi như ta làm tắt của 2 bút toán :
N : 152 C : 155
N : 621 / 154 C: 152
tài khoản 152 đóng vai trò trung gian)
 
Ðề: Tài khoản 152 hay 156

Thành phẩm của công ty này lại là nguyên liệu của công ty kia, đó là chuyện bình thường. cho nên nếu mua nguyên liệu về phục vụ sxkd là chủ yếu thì dùng tk 152, nếu để bán thì dùng TK 156. Xuất NVL SX SP A:Nợ 621/có 152; nợ 154(A)/Có 621; Nhập kho nợ 155(A)/co154;Dùng SP A SX ra SP B: Nợ 621/có 155(A).Khi đó SP A là NVL để SX ra SP B
 
Ðề: Tài khoản 152 hay 156

Thế nào vậy bạn map 8x, theo mình mua về để làm thay đổi bản chất của sản phẩm thì mình cho vào 152.
Nếu bạn mua về để gia công hay bán liền thì mới cho qua 156.
Trong trường hợp này thì mình sẽ cho vào 152 là thấy hợp lý.
 
Ðề: Tài khoản 152 hay 156

Thế nào vậy bạn map 8x, theo mình mua về để làm thay đổi bản chất của sản phẩm thì mình cho vào 152.
Nếu bạn mua về để gia công hay bán liền thì mới cho qua 156.
Trong trường hợp này thì mình sẽ cho vào 152 là thấy hợp lý.
Làm ơn xem lại hộ với.
Nhầm cơ bản rùi.
 
Ðề: Tài khoản 152 hay 156

Chuẩn tắc thì nên hạch toán 152 chỉ có điều khi xin xác nhận của công ty về quá trình thực tập thì nói là do cô giáo bắt làm, còn về phần cô bảo kiến nghị thì không nên đưa vào vì trong thực tế nếu cô giáo mà ở địa vị mình thì cũng không dám đưa ý kiến đó ra với công ty đâu. Chúc bạn thành công
 
Ðề: Tài khoản 152 hay 156

Nhầm thế nào vậy Map_8x, cho ý kiến với. Thấy bây h sx ko cho vào 152 thì bạn cho vào đâu, mua bán hàng mà cũng ko cho qua 156 thì thế nào nhỉ. Bó tay rồi.
 
Ðề: Tài khoản 152 hay 156

Nhầm thế nào vậy Map_8x, cho ý kiến với. Thấy bây h sx ko cho vào 152 thì bạn cho vào đâu, mua bán hàng mà cũng ko cho qua 156 thì thế nào nhỉ. Bó tay rồi.

Tui đã bảo xem lại bài hộ đi mà.
Bài kia đang nói là sản xuất sau 1 quy trình nhập kho sau lại xuất ra sản xuất sản phảm cao cấp hơn kia mà.
bạn đáng bị đòn :dapghe:!
Xem lại nha. Thân!
 
Ðề: Tài khoản 152 hay 156

Thế mình hỏi Map_8x nhé, đang hỏi là 152 hay 156 mà.
Kiểu này map << vit, C >> gà rùi^^
 
Ðề: Tài khoản 152 hay 156

Thế mình hỏi Map_8x nhé, đang hỏi là 152 hay 156 mà.
Kiểu này map << vit, C >> gà rùi^^

Khổ lắm nói mãi. xem lại sơ đồ bài viết của haihaichan ở bài 7 đi.
 
Ðề: Tài khoản 152 hay 156

tóm lại là nếu mà công ty bạn mua thủy sản về sản xuất thì hạch toán mua hang là 152 còn mua về rồi ko cần chế biến gì nữa thì hạch toán 156;
Nhưng theo như bạn nói thì công ty bạn thực tập là công ty chế biến thủy sản đó chứ vậy thì khi mua tôm cá về là mua nguyên liệu đó 152
 
Ðề: Tài khoản 152 hay 156

Đúng mà, công ty chế biến hải sản thì nguyên liệu chính là hải sản , do đó khi bạn mua hải sản thì fải hạch toán vào 152 là đúng mà
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top