Tài khoản kế toán 142, 242 thời gian phân bổ hợp lý. Hepl me !!!

bác cho em hỏi nếu tiền mua bảo hiểm vật chất mua cho xe oto 1 năm nhưng lại ko mua từ ngày 01/01/2015 mà mua từ 05/06/2015 thì hạch toán vào Tk142 hay 242 vì nó lại liên quan đến 2 năm tài chính Thaks bác.

+ Quan điểm của tôi: là nếu thời gian sử dụng <= 12 tháng thì dùng 142, còn nếu lớn > 12 tháng thì cho vào 242 vì xin thưa là thanh tra kiểm tra thuế hay kiểm toán ko ai bắt bẻ cái này cả nha


+ Nếu chiếu theo chế độ kế toán có đoạn trích: Chi phí trả trước ngắn hạn là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh, nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh mà được tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo.

= > Nếu dùng trong 1 năm thì cho vô 142, còn liên quan đến 2 năm tài chính thì cho vô 242 vì cái chữ: trong một năm tài chính


+ Chiếu theo quan điểm của những người nhàn rỗi sinh nông nổi thích vẽ rắn thêm chân, và những người tự cho mình là thầy thiên hạ bụng đầy chữ nghĩa, kinh nghiệm đầy mình, thích soi mói và thích hạch sách và thích chứng tỏ mình hoặc là những kẻ hay tưng tửng……thì căn cứ vào đoạn: = > Nếu dùng trong 1 năm thì cho vô 142, còn liên quan đến 2 năm tài chính thì cho vô 242 vì cái chữ: trong một năm tài chính và áp khuôn như một cái máy, nói chung làm máy móc dập khuôn


+Việc cho vào 142 hay 242 khi khác năm tài chính do quan điểm làm việc của tưng người thấy phù hợp thực tế khi đi làm, do đó không nói ai đúng cũng chả nói ai sai, tùy cơ ứng biến lựa cơm gắp mắm là được, khi đi làm các ý kiến của cá nhân khác chỉ mang tích chất tham khảo còn ra quyết định phải do chính các bạn
 
Vậy chi phí trả trước tiền liên quan net của cty cũng được hạch toán 242 (chi phí 1 năm)
và thời gian phân bổ như thế nào là hợp lý ah? đvới công cụ dụng cụ khoảng 6-10trd
 
mọi người cho em hỏi mới ạ
cty em thuê văn phòng trả trước tiền thuê trong 6 tháng là 21tr em đk là
N142/c111:21tr
từ t1 đến t5 phân bổ đều hàng tháng là
N642/c142: 3.5tr
nhưng đến t6 cty ko thuê nữa chuyển địa điểm bên cho thuê trả lại tiền thuê đã trả trc bằng tm
em đinh khoản tháng cuối như này có đúng ko ạ
N111/c142: 3.5tr
 
mọi người ơi cho em hỏi cty em nhỏ có một số chi phí như mua đồ dùng nhỏ như cốc phích... nhưng khi mua thì ko có thuế 133 vậy em hoạch toán N642/c111 luôn ko có thuế có đc ko ạ
 
Tiện đây các bác cho e hỏi chi phí thuê nhà ý ạ
Công ty e có thuê nhà làm văn phòng- thuê nhà người quen của sếp, trong hợp đồng ghi thuế liên quan do bên cho thuê tự nộp. Đầu năm 2015, e có nhắc chủ nhà đóng thuế môn bài, người ta cứ gật gật gù gù, bảo đóng rồi, e xin foto bản nộp thuế đó thì ko cho mượn, bảo cất két rồi. E làm báo cáo năm, cho chi phí thuê nhà làm chi phí hợp lý để tính Thuế TNDN liệu có bị loại ko ah?? e hơi nghi vụ chủ nhà ko chịu đóng, mà sơ suất ko làm lại hợp đồng ghi chi phí do mình đóng.....
 
- Mở chi tiết các tài khoản cho TK 242 để làm căn cứ lên số dư và để lên báo cáo tài chính
TK 24201 : chi phí trả trước ngắn hạn
TK 24202: chi phí trả trước dài hạn
a cho hỏi là công ty e mua 1 tivi tổng giá thanh toán là 49.600.000 mà công ty e lm bên xây dựng e thấy nó k có k tham gia gì vào quá trình HĐSXKD vậy thì phải hạch toán vào đâu và như thế nào ạ ?
 
@Kua Lỳ
mua tivi để trong phòng họp (làm phương tiện trình chiếu khi họp) hoặc để ngoài sân cho anh em xem các chương trình giải trí thư giãn (cũng phục vụ cho hđsxkd).
bạn tìm đọc thông tư 45/2013 hướng dẫn về giá trị và khung khấu hao tscđ để có cơ sở mà làm.
http://cucthue.angiang.gov.vn/index...4:thong-tu-45&catid=24:cacttcb-cvdk&Itemid=88
(cụ thể thì tivi bạn cho vào tk 2114 hoặc 2118, tùy bạn, khung khấu hao có thể từ 3-8 năm)
cảm ơn bạn nhé :)
vậy nếu trên hoá đơn tháng 1 giá tivi là 49.600.000 nhưng đến tháng 2 thanh toán qua ngân hàng 50tr thì phần chêh lệch phải hoạch toán hư thế nào ạ ?
 
Ðề: Tài khoản kế toán 142, 242 thời gian phân bổ hợp lý. Hepl me !!!

TÀI KHOẢN 142
CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC NGẮN HẠN
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Thuộc loại chi phí trả trước, gồm:
- Chi phí trả trước về thuê cửa hàng, nhà xưởng, nhà kho, văn phòng cho một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
- Chi phí trả trước về thuê dịch vụ cung cấp cho hoạt động kinh doanh của một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
- Chi phí mua các loại bảo hiểm (Bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe. . .) và các loại lệ phí mua và trả một lần trong năm.
- Công cụ, dụng cụ thuộc tài sản lưu động xuất dùng một lần với giá trị lớn và công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng dưới một năm.
- Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê với kỳ hạn tối đa là một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
- Chi phí mua các tài liệu kỹ thuật và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn khác được tính phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
- Chi phí trong thời gian ngừng việc (Không lường trước được).
- Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần quá lớn cần phải phân bổ cho nhiều kỳ kế toán (tháng, quý) trong năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
- Chi phí trả trước ngắn hạn khác (như lãi tiền vay trả trước, lãi mua hàng trả chậm, trả góp,. . .).
2. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 142 những khoản chi phí trả trước ngắn hạn phát sinh có giá trị lớn liên quan đến kết quả hoạt động của nhiều kỳ trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh không thể tính hết cho kỳ phát sinh chi phí. Từng doanh nghiệp phải xác định và quy định chặt chẽ nội dung các khoản chi phí hạch toán vào Tài khoản 142 “Chi phí trả trước”.
3. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn vào chi phí sản xuất, kinh doanh từng kỳ hạch toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng lại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức phù hợp, kế hoạch hoá chặt chẽ. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả truớc ngắn hạn đã phát sinh, đã phân bỗ vào chi phí sản xuất, kinh doanh vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa tính vào chi phí.
4. Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ nếu phát sinh một lần quá lớn thì được phân bổ dần vào các kỳ kế toán tiếp theo trong vòng một năm tài chính. Đối với những TSCĐ đặc thù, việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp có thể trích trước chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
TÀI KHOẢN 242
CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Thuộc loại chi phí trả trước dài hạn, gồm:
- Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ (Quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhiều năm tài chính. Trường hợp trả trước tiền thuê đất có thời hạn nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì soấ tiền trả trước về thuê đất có thời hạn không được hạch toán vào Tài khoản 242 mà hạch toán vào Tài khoản 213;
- Tiền thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục cho kinh doanh nhiều kỳ nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng;
- Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều năm tài chính;
- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;
- Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn được phép phân bổ cho nhiều năm;
- Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình;
- Chi phí đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật;
- Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh, hoặc tổ chức lại doanh nghiệp phát sinh lớn được phân bổ cho nhiều năm - Nếu chưa lập dự phòng cơ cấu doanh nghiệp;
- Chi phí mua các loại bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ Phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,. . .) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều năm tài chính;
- Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm;
- Chi phí đi vay trả trước dài hạn như lãi tiền vay trả trước, hoặc trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành;
- Lãi mua hàng trả chậm, trả góp;
- Chi phí phát hành trái phiếu có giá trị lớn phải phân bổ dần;
- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phải phân bổ nhiều năm;
- Số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Trường hợp lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư;
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại và thuê tài chính;
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động;
- Chi phí liên quan đến BĐS đầu tư sau khi ghi nhận ban đầu không thoả mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá BĐS đầu tư nhưng có giá trị lớn phải phân bổ dần;
- Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có phát sinh lợi thế kinh doanh;
- Các khoản khác.
2. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 242 những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến sản xuất, kinh doanh trên một năm tài chính;
3. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SXKD từng niên độ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý;
4. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước dài hạn đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí;
5. Doanh nghiệp phải mở sở chi tiết theo dõi riêng biệt chênh lệch tỷ giá hối đoái (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động chưa phân bổ vào chi phí.

 TK 142: Nếu tài sản hoặc chi phí dùng vào hoạt động kinh doanh có chu kỳ thời gian <=12 tháng
 TK 242: Nếu tài sản hoặc chi phí dùng vào hoạt động kinh doanh có chu kỳ thời gian >12 tháng

Ví dụ: công ty bạn thuê văn phòng làm việc, đầu tháng 1/1/2013 trong ngày khia trương đầu tiên để bắt đầu đi vào hoạt động bà chủ nhà đến văn phòng bạn tay chống cằm hất hàm nhìn giám đốc bạn một cách trìu mến
+dạ thưa bác em sang thu tiền thuê văn phòng thu trước 2 năm mỗi tháng 1 triệu = 1 triệu x 24 tháng = 24 triệu
Nợ 242/ có 111,112=24 .000.000
Hàng tháng phân bổ: Nợ 642/ có 242 = 1.000.000
Cái này gọi là dài hạn đó bạn 242
+ Giám đốc nhíu mày công ty em mới hoạt động chưa có doanh thu xin khất chưa đóng được ko? Bà chủ mắt long sòng sọc , mổ trừng trừng,nghiến rằng trợn mắt quát lớn nếu ko đưa chúng mày chiều nay dọn ngay ra cho bà => dám đốc tay chân, cằm run cầm cập chắp tay thưa : dạ chị thư thư cho em em xin đóng tiền trước 1 năm đợi em có doanh thu em sẽ đóng một cục cho chị => bà chủ dịu giọng cười làm duyên phấn khích , tay đếm tiền
Nợ 142/ có 111,112=12.000.000
Hàng tháng phân bổ : Nợ 642/ có 142=1.000.0000
Cái này gọi là ngắn hạn 142 đó bạn
Ðề: Tài khoản kế toán 142, 242 thời gian phân bổ hợp lý. Hepl me !!!

TÀI KHOẢN 142
CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC NGẮN HẠN
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Thuộc loại chi phí trả trước, gồm:
- Chi phí trả trước về thuê cửa hàng, nhà xưởng, nhà kho, văn phòng cho một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
- Chi phí trả trước về thuê dịch vụ cung cấp cho hoạt động kinh doanh của một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
- Chi phí mua các loại bảo hiểm (Bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe. . .) và các loại lệ phí mua và trả một lần trong năm.
- Công cụ, dụng cụ thuộc tài sản lưu động xuất dùng một lần với giá trị lớn và công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng dưới một năm.
- Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê với kỳ hạn tối đa là một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
- Chi phí mua các tài liệu kỹ thuật và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn khác được tính phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
- Chi phí trong thời gian ngừng việc (Không lường trước được).
- Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần quá lớn cần phải phân bổ cho nhiều kỳ kế toán (tháng, quý) trong năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
- Chi phí trả trước ngắn hạn khác (như lãi tiền vay trả trước, lãi mua hàng trả chậm, trả góp,. . .).
2. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 142 những khoản chi phí trả trước ngắn hạn phát sinh có giá trị lớn liên quan đến kết quả hoạt động của nhiều kỳ trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh không thể tính hết cho kỳ phát sinh chi phí. Từng doanh nghiệp phải xác định và quy định chặt chẽ nội dung các khoản chi phí hạch toán vào Tài khoản 142 “Chi phí trả trước”.
3. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn vào chi phí sản xuất, kinh doanh từng kỳ hạch toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng lại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức phù hợp, kế hoạch hoá chặt chẽ. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả truớc ngắn hạn đã phát sinh, đã phân bỗ vào chi phí sản xuất, kinh doanh vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa tính vào chi phí.
4. Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ nếu phát sinh một lần quá lớn thì được phân bổ dần vào các kỳ kế toán tiếp theo trong vòng một năm tài chính. Đối với những TSCĐ đặc thù, việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp có thể trích trước chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
TÀI KHOẢN 242
CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Thuộc loại chi phí trả trước dài hạn, gồm:
- Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ (Quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhiều năm tài chính. Trường hợp trả trước tiền thuê đất có thời hạn nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì soấ tiền trả trước về thuê đất có thời hạn không được hạch toán vào Tài khoản 242 mà hạch toán vào Tài khoản 213;
- Tiền thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục cho kinh doanh nhiều kỳ nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng;
- Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều năm tài chính;
- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;
- Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn được phép phân bổ cho nhiều năm;
- Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình;
- Chi phí đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật;
- Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh, hoặc tổ chức lại doanh nghiệp phát sinh lớn được phân bổ cho nhiều năm - Nếu chưa lập dự phòng cơ cấu doanh nghiệp;
- Chi phí mua các loại bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ Phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,. . .) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều năm tài chính;
- Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm;
- Chi phí đi vay trả trước dài hạn như lãi tiền vay trả trước, hoặc trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành;
- Lãi mua hàng trả chậm, trả góp;
- Chi phí phát hành trái phiếu có giá trị lớn phải phân bổ dần;
- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phải phân bổ nhiều năm;
- Số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Trường hợp lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư;
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại và thuê tài chính;
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động;
- Chi phí liên quan đến BĐS đầu tư sau khi ghi nhận ban đầu không thoả mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá BĐS đầu tư nhưng có giá trị lớn phải phân bổ dần;
- Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có phát sinh lợi thế kinh doanh;
- Các khoản khác.
2. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 242 những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến sản xuất, kinh doanh trên một năm tài chính;
3. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SXKD từng niên độ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý;
4. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước dài hạn đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí;
5. Doanh nghiệp phải mở sở chi tiết theo dõi riêng biệt chênh lệch tỷ giá hối đoái (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động chưa phân bổ vào chi phí.

 TK 142: Nếu tài sản hoặc chi phí dùng vào hoạt động kinh doanh có chu kỳ thời gian <=12 tháng
 TK 242: Nếu tài sản hoặc chi phí dùng vào hoạt động kinh doanh có chu kỳ thời gian >12 tháng

Ví dụ: công ty bạn thuê văn phòng làm việc, đầu tháng 1/1/2013 trong ngày khia trương đầu tiên để bắt đầu đi vào hoạt động bà chủ nhà đến văn phòng bạn tay chống cằm hất hàm nhìn giám đốc bạn một cách trìu mến
+dạ thưa bác em sang thu tiền thuê văn phòng thu trước 2 năm mỗi tháng 1 triệu = 1 triệu x 24 tháng = 24 triệu
Nợ 242/ có 111,112=24 .000.000
Hàng tháng phân bổ: Nợ 642/ có 242 = 1.000.000
Cái này gọi là dài hạn đó bạn 242
+ Giám đốc nhíu mày công ty em mới hoạt động chưa có doanh thu xin khất chưa đóng được ko? Bà chủ mắt long sòng sọc , mổ trừng trừng,nghiến rằng trợn mắt quát lớn nếu ko đưa chúng mày chiều nay dọn ngay ra cho bà => dám đốc tay chân, cằm run cầm cập chắp tay thưa : dạ chị thư thư cho em em xin đóng tiền trước 1 năm đợi em có doanh thu em sẽ đóng một cục cho chị => bà chủ dịu giọng cười làm duyên phấn khích , tay đếm tiền
Nợ 142/ có 111,112=12.000.000
Hàng tháng phân bổ : Nợ 642/ có 142=1.000.0000
Cái này gọi là ngắn hạn 142 đó bạn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top