Trả lời:
- Bạn cần căn cứ vào thuật ngữ “Bỏ sót và các sai sót trọng yếu” qui định trong Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” để xác định là sai sót trọng yếu hay sai sót không trọng yếu. Chuẩn mực kế toán số 29 đã định nghĩa như sau: “Bỏ sót hoặc sai sót trọng yếu: Việc bỏ sót hoặc sai sót được coi là trọng yếu nếu chúng có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Mức độ trọng yếu phụ thuộc vào qui mô và tính chất của các bỏ sót hoặc sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Qui mô, tính chất của khoản mục là nhân tốt quyết định đến tính trọng yếu”
- Muốn tìm đọc Chuẩn mực kế toán số 29, bạn có thể truy cập vào trang web của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) theo địa chỉ sau: www.vacpa.org.vn sau đó vào mục “văn bản pháp luật”, chọn chuyên mục kế toán hoặc vào đường link sau:
http://vacpa.org.vn/index.php?o=modules&n=lawdasta&f=vanban_detail&idvanban=129&page=1
- Theo qui định của Chuẩn mực số 29 thì các khoản chi phí đã thực tế chi, doanh nghiệp đã ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ nhưng không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm nay (hoặc các năm sau) thì được gọi là chênh lệch vĩnh viễn. Ví dụ (chi phí tiền phạt do nộp chậm tờ lhai thuế) như bạn đã nêu trên.
- Khoản thuế TNDN bị truy thu do các năm trước doanh nghiệp tự khai chưa đúng, năm sau cơ quan thuế mới kiểm tra, phát hiện ra thì khoản thuế TNDN phải nộp bổ sung được coi là sai sót. Việc kế toán khoản thuế TNDN phải nộp bổ sung do bị truy thu của các năm trước phải được xử lý theo nguyên tắc điều chỉnh sai sót kế toán theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 29 và hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
PTĐ - Web
- Bạn cần căn cứ vào thuật ngữ “Bỏ sót và các sai sót trọng yếu” qui định trong Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” để xác định là sai sót trọng yếu hay sai sót không trọng yếu. Chuẩn mực kế toán số 29 đã định nghĩa như sau: “Bỏ sót hoặc sai sót trọng yếu: Việc bỏ sót hoặc sai sót được coi là trọng yếu nếu chúng có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Mức độ trọng yếu phụ thuộc vào qui mô và tính chất của các bỏ sót hoặc sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Qui mô, tính chất của khoản mục là nhân tốt quyết định đến tính trọng yếu”
- Muốn tìm đọc Chuẩn mực kế toán số 29, bạn có thể truy cập vào trang web của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) theo địa chỉ sau: www.vacpa.org.vn sau đó vào mục “văn bản pháp luật”, chọn chuyên mục kế toán hoặc vào đường link sau:
http://vacpa.org.vn/index.php?o=modules&n=lawdasta&f=vanban_detail&idvanban=129&page=1
- Theo qui định của Chuẩn mực số 29 thì các khoản chi phí đã thực tế chi, doanh nghiệp đã ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ nhưng không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm nay (hoặc các năm sau) thì được gọi là chênh lệch vĩnh viễn. Ví dụ (chi phí tiền phạt do nộp chậm tờ lhai thuế) như bạn đã nêu trên.
- Khoản thuế TNDN bị truy thu do các năm trước doanh nghiệp tự khai chưa đúng, năm sau cơ quan thuế mới kiểm tra, phát hiện ra thì khoản thuế TNDN phải nộp bổ sung được coi là sai sót. Việc kế toán khoản thuế TNDN phải nộp bổ sung do bị truy thu của các năm trước phải được xử lý theo nguyên tắc điều chỉnh sai sót kế toán theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 29 và hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
PTĐ - Web