Dear All!
Thiết kế Form trong Access là cả một "nghệ thuật". Vì thế có rất nhiều bạn bị bở ngỡ không biết bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào. Hôm nay mạnh dạn lập topic này để cùng các bạn nghiên cứu vả thảo luận. Mong được sự ủng hộ của mọi người
1/ Chọn lựa đối tượng (Select Object)
Cho phép chúng ta lựa chọn nhiều đối tượng trên màn hình thiết kế mẫu biểu. Thông thường chúng ta sẽ chọn các đối tượng chung lại với nhau khi muốn cùng một lúc thực hiện một hành động chung nào đó trên toàn bộ các đối tượng đã được chọn như : di chuyển các đối tượng đến một vị trí mới, sao chép đối tượng, xóa các đối tượng, thay đổi thuộc tính …
Để chọn nhiều đối tượng cùng một lúc chúng ta dung chuột ké từ vị trí góc trên bên trái cho đến góc dưới bên phải trên phạm vi muốn đánh dấu các đối tượng. Ngoài ra chúng ta cũng có thể nhấn phím Shift khi muốn chọn nhiều đối tượng cùng lúc.
2/ Nhãn (Label)
Cho phép chúng ta thể hiện một chuỗi văn bản trên các biểu mẫu, thông thường nội dung của chuỗi văn bản này sẽ không thay đổi trong suốt thời gian mẫu biểu được mở ở chế độ hiển thị nếu chúng ta không dùng các hành động làm thay đổi caption của nó
3/ Nhóm chức năng chọn lựa
Cho phép chúng ta thể hiện một nhóm các chức năng chọn lựa tại một thời điểm người sử dụng chỉ được phép chọn một trong các chức năng đó mà thôi. Các dạng thể hiện của các chức năng này có thể là : hộp kiểm tra (Check Box), nút chức năng (Option Button), nút bật tắt (Toggle Button). Giá trị trả về là của một nhóm chức năng sau khi người sử dụng đã chọn một con số để chỉ định thứ tự chức năng nào mà người dùng sử dụng đã chọn
Dạng thể hiện các chức năng là các nút chức năng (Option Button) và kết quả trả về của nhóm chức năng này sẽ là 1
Dạng thể hiện các chức năng là các hộp kiểm tra (Check Box) và kết quả trả về của nhóm chức năng này sẽ là 3
Dạng thể hiện các chức năng là các nút bật tắt (Toggle Button) và kết quả trả về của nhóm chức năng này sẽ là 2
4/ Nút chức năng chọn lựa (Option Button)
Nút chức năng chọn lựa thường được kết hợp với nhóm chức năng để thể hiện các chức năng chọn lựa được đánh thứ tự từ 1 đến n với n là tổng số các nút chức năng có trong nhóm chức năng. Theo ví dụ trên thì n = 4
-----------------------------------------------------------------------------------------
5/ Hộp kéo xuống (Combo Box)
Cho phép chúng ta hiển thị một danh sách thong tinđã có và cho phép người dung chỉ được chọn một phần tử hoặc một dòng trong danh sách đó. Thông thường để giúp người sử dụng chọn lựa dữ liệu từ một danh sách nào đó mà không cần nhớ thì chúng ta nên thiết kế điều khiển là hộp kéo xuống
Ví dụ trên màn hình Phiếu Nhập Xuất Vật Tư, tại cột thông tin về mã khách hang, chúng ta tạo ra điều khiển mả khách hàng là một hộp kéo xuống mà các thong tin thể hiện trong hộp này lấy từ bảng danh sách khách hang
Ở chế độ thiết kế thì thế này
Và ở chế độ hiển thị thì như thế này
6/ Nút lệnh (Command Button)
Nút này cho phép chúng ta hiển thị các nút lệnh trên biểu mẫu mà khi người dung nhấn vào nó thì sẽ thực hiện một hành động nào đó do người thiết kế quy định cho biến cố nhấn chuột vào nút lệnh (Click)
Ví dụ : Thông thường trên biểu mẫu có một số nút lệnh để di chuyển các dữ liệu, xóa… và đóng biểu mẫu
7/ Khung đối tượng riêng rẽ (Unbound Object Frame)
Cho phép chúng ta chèn vào một đối tượng kết nhúng (OLE) như các tập tin hình ảnh, văn bản, bằng tính riêng lẻ của từng tập tin và thể hiện trên mẫu biểu khi chuyển sang chế độ hiển thị và cập nhật dữ liệu
8/ Ngắt trang (Page Break)
Cho phép chúng ta tạo ra các ngắt trang cho loại mẫu biểu có nhiều trang thông tin trên màn hình. Thông thường nếu với một trang man hình chúng ta không thể hiển thị được hết các nội dung thông tin ra màn hình thì chúng ta sẽ thiết kế màn hình thành nhiều trang và khi đó chèn vào điều khiển ngắt trang để Access phân biệt từng trang màn hình. Đôi khi để làm màn hình nhiều trang chúng ta cũng có thể sử dụng điều khiển trang (Tab Control).
9/ Biểu mẫu con hoặc báo cáo con (SubForm/SubReport)
Cho phép chúng ta chèn thêm vào trong biểu mẫu hoặc báo cáo đang thiết kế một biểu mẫu hoặc báo cáo khác. Thông thường khi chèn một biểu mẫu hay một báo cáo vào trong một biểu mẫu hay báo cáo thì giữa hai biểu mẫu hay báo cáo này phải có một cột dữ liệu liên kết nhau.
Ví dụ hai bảng Phiếu Nhập Xuất và Phiếu Nhập Xuất Chi Tiết có mối quan hệ là một nhiều khi đó chúng ta sẽ chèn biểu mẫu thể hiện thong tin bên bảng Phiếu Chi Tiết (dữ liệu nhánh quan hệ nhiều) vào trong biểu mẫu Phiếu Nhập Xuất (dữ liệu nhánh quan hệ một) để thấy được hiện tại số phiếu đang xét đã sử dụng các loại vật tư nào với số lượng, đơn giá và thành tiền là bao nhiêu
10/ Hình chữ nhật (Rectangle)
Cho phép chúng ta vẽ các khung hình chữ nhật trang trí thêm cho biểu mẫu. Thông thường muốn nhóm các thong tin trên màn hình theo từng nhóm để cho người sử dụng dễ xem thì chúng ta nên sử dụng điều khiển hình chữ nhật để đóng khung cho các nút lệnh
Thiết kế Form trong Access là cả một "nghệ thuật". Vì thế có rất nhiều bạn bị bở ngỡ không biết bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào. Hôm nay mạnh dạn lập topic này để cùng các bạn nghiên cứu vả thảo luận. Mong được sự ủng hộ của mọi người
Bài 1 - Ý nghĩa các biểu tượng trên hộp công cụ (ToolBox)
Trong quá trình thiết kế form hay report trắng, chúng ta phải biết chọn đúng các biểu tượng trên hộp công cụ ToolBox để tạo ra các điều khiển hợp lý nhằm giúp người sử dụng làm việc thoải mái hơn. Trên hộp công cụ này có tất cả 20 biểu tượng, chúng ta sẽ lần lượt khảo sát ý nghĩa của các biểu tượng này.1/ Chọn lựa đối tượng (Select Object)
Cho phép chúng ta lựa chọn nhiều đối tượng trên màn hình thiết kế mẫu biểu. Thông thường chúng ta sẽ chọn các đối tượng chung lại với nhau khi muốn cùng một lúc thực hiện một hành động chung nào đó trên toàn bộ các đối tượng đã được chọn như : di chuyển các đối tượng đến một vị trí mới, sao chép đối tượng, xóa các đối tượng, thay đổi thuộc tính …
Để chọn nhiều đối tượng cùng một lúc chúng ta dung chuột ké từ vị trí góc trên bên trái cho đến góc dưới bên phải trên phạm vi muốn đánh dấu các đối tượng. Ngoài ra chúng ta cũng có thể nhấn phím Shift khi muốn chọn nhiều đối tượng cùng lúc.
2/ Nhãn (Label)
Cho phép chúng ta thể hiện một chuỗi văn bản trên các biểu mẫu, thông thường nội dung của chuỗi văn bản này sẽ không thay đổi trong suốt thời gian mẫu biểu được mở ở chế độ hiển thị nếu chúng ta không dùng các hành động làm thay đổi caption của nó
3/ Nhóm chức năng chọn lựa
Cho phép chúng ta thể hiện một nhóm các chức năng chọn lựa tại một thời điểm người sử dụng chỉ được phép chọn một trong các chức năng đó mà thôi. Các dạng thể hiện của các chức năng này có thể là : hộp kiểm tra (Check Box), nút chức năng (Option Button), nút bật tắt (Toggle Button). Giá trị trả về là của một nhóm chức năng sau khi người sử dụng đã chọn một con số để chỉ định thứ tự chức năng nào mà người dùng sử dụng đã chọn
Dạng thể hiện các chức năng là các nút chức năng (Option Button) và kết quả trả về của nhóm chức năng này sẽ là 1
Dạng thể hiện các chức năng là các hộp kiểm tra (Check Box) và kết quả trả về của nhóm chức năng này sẽ là 3
Dạng thể hiện các chức năng là các nút bật tắt (Toggle Button) và kết quả trả về của nhóm chức năng này sẽ là 2
4/ Nút chức năng chọn lựa (Option Button)
Nút chức năng chọn lựa thường được kết hợp với nhóm chức năng để thể hiện các chức năng chọn lựa được đánh thứ tự từ 1 đến n với n là tổng số các nút chức năng có trong nhóm chức năng. Theo ví dụ trên thì n = 4
-----------------------------------------------------------------------------------------
5/ Hộp kéo xuống (Combo Box)
Cho phép chúng ta hiển thị một danh sách thong tinđã có và cho phép người dung chỉ được chọn một phần tử hoặc một dòng trong danh sách đó. Thông thường để giúp người sử dụng chọn lựa dữ liệu từ một danh sách nào đó mà không cần nhớ thì chúng ta nên thiết kế điều khiển là hộp kéo xuống
Ví dụ trên màn hình Phiếu Nhập Xuất Vật Tư, tại cột thông tin về mã khách hang, chúng ta tạo ra điều khiển mả khách hàng là một hộp kéo xuống mà các thong tin thể hiện trong hộp này lấy từ bảng danh sách khách hang
Ở chế độ thiết kế thì thế này
Và ở chế độ hiển thị thì như thế này
6/ Nút lệnh (Command Button)
Nút này cho phép chúng ta hiển thị các nút lệnh trên biểu mẫu mà khi người dung nhấn vào nó thì sẽ thực hiện một hành động nào đó do người thiết kế quy định cho biến cố nhấn chuột vào nút lệnh (Click)
Ví dụ : Thông thường trên biểu mẫu có một số nút lệnh để di chuyển các dữ liệu, xóa… và đóng biểu mẫu
7/ Khung đối tượng riêng rẽ (Unbound Object Frame)
Cho phép chúng ta chèn vào một đối tượng kết nhúng (OLE) như các tập tin hình ảnh, văn bản, bằng tính riêng lẻ của từng tập tin và thể hiện trên mẫu biểu khi chuyển sang chế độ hiển thị và cập nhật dữ liệu
8/ Ngắt trang (Page Break)
Cho phép chúng ta tạo ra các ngắt trang cho loại mẫu biểu có nhiều trang thông tin trên màn hình. Thông thường nếu với một trang man hình chúng ta không thể hiển thị được hết các nội dung thông tin ra màn hình thì chúng ta sẽ thiết kế màn hình thành nhiều trang và khi đó chèn vào điều khiển ngắt trang để Access phân biệt từng trang màn hình. Đôi khi để làm màn hình nhiều trang chúng ta cũng có thể sử dụng điều khiển trang (Tab Control).
9/ Biểu mẫu con hoặc báo cáo con (SubForm/SubReport)
Cho phép chúng ta chèn thêm vào trong biểu mẫu hoặc báo cáo đang thiết kế một biểu mẫu hoặc báo cáo khác. Thông thường khi chèn một biểu mẫu hay một báo cáo vào trong một biểu mẫu hay báo cáo thì giữa hai biểu mẫu hay báo cáo này phải có một cột dữ liệu liên kết nhau.
Ví dụ hai bảng Phiếu Nhập Xuất và Phiếu Nhập Xuất Chi Tiết có mối quan hệ là một nhiều khi đó chúng ta sẽ chèn biểu mẫu thể hiện thong tin bên bảng Phiếu Chi Tiết (dữ liệu nhánh quan hệ nhiều) vào trong biểu mẫu Phiếu Nhập Xuất (dữ liệu nhánh quan hệ một) để thấy được hiện tại số phiếu đang xét đã sử dụng các loại vật tư nào với số lượng, đơn giá và thành tiền là bao nhiêu
10/ Hình chữ nhật (Rectangle)
Cho phép chúng ta vẽ các khung hình chữ nhật trang trí thêm cho biểu mẫu. Thông thường muốn nhóm các thong tin trên màn hình theo từng nhóm để cho người sử dụng dễ xem thì chúng ta nên sử dụng điều khiển hình chữ nhật để đóng khung cho các nút lệnh
Sửa lần cuối: